Xúc động bức thư của cô bé 11 tuổi: “Xin đừng thả bóng bay trong ngày khai giảng”

(LĐTĐ) Ngày 24/7, cô bé Nguyễn Nguyệt Linh - học sinh lớp 6 trường Marie Curie Hà Nội đã gửi email cho một số các trường học trên địa bàn Thủ đô, bày tỏ mong muốn các trường không thả bóng bay trong ngày khai giảng sắp tới. Bởi theo cô bé, thả bóng bay trong ngày khai giảng có thể hiện được ước mơ bay cao của học sinh nhưng lại giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển, ảnh hưởng môi trường.  
xuc dong buc thu cua co be 11 tuoi xin dung tha bong bay trong ngay khai giang Hà Nội: Học sinh tựu trường sớm nhất vào ngày 1/8
xuc dong buc thu cua co be 11 tuoi xin dung tha bong bay trong ngay khai giang Phường Giang Biên: Khai giảng lớp học “Bơi tự cứu” miễn phí cho học sinh
xuc dong buc thu cua co be 11 tuoi xin dung tha bong bay trong ngay khai giang LĐLĐ quận Long Biên khai giảng lớp hạt nhân văn hóa cơ sở

Khai giảng không thả bóng bay, không xả rác lên trời

Kỳ nghỉ hè đã gần kết thúc, một năm học mới sắp bắt đầu, trong khi hầu hết các bạn cùng trang lứa đều suy nghĩ về việc chuẩn bị cặp sách mới, quần áo mới thì Nguyệt Linh (11 tuổi), học sinh trường Marie Curie lại trăn trở về việc làm sao để có thể hạn chế sử dụng bóng bay trong dịp lễ khai giảng.

xuc dong buc thu cua co be 11 tuoi xin dung tha bong bay trong ngay khai giang
Nguyệt Linh đã gửi một bức thư xin đừng thả bóng bay trong ngày khai giảng tới 40 hiệu trưởng các trường học tại Hà Nội. (Ảnh NVCC)

Để thực hiện mục tiêu đó, cô bé Nguyệt Linh đã tự mình viết một bức thư với nội dung xúc tích, ngắn gọn nhưng lại là vấn đề mà có thể là cả thế giới đang rất quan tâm, với thông điệp: "Khai giảng không thả bóng bay, không thả rác lên trời" gửi tới một số trường học trên địa bàn Hà Nội.

Bức tâm thư của cô bé Nguyệt Linh được lan truyền trên mạng xã hội và nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một bức thư với mong muốn hết sức cụ thể, thiết thực nhưng thể hiện được sự cấp bách về việc bảo vệ môi trường - điều vô cùng quan trọng nhưng những người lớn lại vô tình bỏ qua.

Bức thư như sau:

"Kính thưa thầy/cô Hiệu trưởng.

Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên lớp 6. Năm lớp 5 con là học sinh 5M2, Trường Marie Curie Hà Nội.

Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng, nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời.

Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nilon, tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói.

Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết ạ.

Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể dừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ?

Con chỉ muốn gửi thông điệp: “Thả bóng bay lên trời: bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển”.

Hiện nay, thế hệ chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.

Con xin chân thành cảm ơn!"

Nhân rộng những điều tốt đẹp

Rất nhiều người sau khi đọc bức thư của Nguyệt Linh đã vô cùng xúc động. Anh Nguyễn Văn Nam, giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “Không ngờ một cô bé 11 tuổi đã có những suy nghĩ tích cực như vậy. Đã đến lúc chúng ta phải chung tay hành động rồi”.

xuc dong buc thu cua co be 11 tuoi xin dung tha bong bay trong ngay khai giang
Bức thư của nguyệt Linh đã gây xúc động đến nhiều người

Đặc biệt, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie sau khi đọc bức thư, ngay trong tối 25/7 đã gửi thư hồi đáp tới Nguyệt Linh. Trong bức thư, thầy Khang cho biết thầy rất bất ngờ và xúc động vô cùng với ý tưởng: “Không thả bóng bay lên trời để bảo vệ môi trường”.

Thầy Khang cho rằng việc thả bóng bay ở lễ khai giảng, nhiều sự kiện ở trường đã thành một thói quen “sang trọng”. Nhưng không mấy ai nghĩ đến những hệ luỵ mà cô học sinh bé nhỏ Nguyệt Linh đề cập trong thư.

Bên cạnh đó, trong bức thư hồi đáp, thầy Khang khẳng định tất cả các thầy cô trường Marie Curie ủng hộ triệt để đề nghị của Nguyệt Linh: “Lễ khai giảng năm học sắp đến sẽ không còn bóng bay thả lên trời, nhưng tất cả thầy trò trường ta sẽ vui hơn rất nhiều. Thầy sẽ đặt tên cho lễ khai giảng năm học 2019 - 2020 là “Lễ khai giảng Nguyệt Linh” để ghi nhận ý kiến tuyệt vời của con. Thầy hy vọng việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của thầy trò chúng ta sẽ được nhiều nơi hưởng ứng”.

Chia sẻ về việc làm của con, chị Nguyệt - mẹ Nguyệt Linh hiện đang là giảng viên một trường đại học cho biết, cách đây 1 năm, Linh theo dõi và biết đến những thông tin về hành trình xuyên Việt của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng – người đi gần 7.000 km bờ biển Việt Nam để chụp rác. Thích thú với vấn đề môi trường, Linh quyết tâm tìm hiểu thêm.

Cô bé tự làm clip, viết kịch bản rồi dựng thành phim để tuyên truyền và kêu gọi mọi người giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần. Chị Nguyệt kể, thời gian gần đây nghe con gái than phiền vì sắp đến khai giảng và các trường sẽ lại thả bóng bay, vì vậy, chị đã gợi ý cho con có thể làm một điều gì đó để các trường không sử dụng bóng bay nữa.

Đầu tiên, hai mẹ con nghĩ đến phương án viết thư tay, nhưng sau đó Nguyệt Linh đã nảy ra ý tưởng viết thư rồi chuyển qua email để tránh lãnh phí giấy. Theo chị Nguyệt, Linh đã mất 3 ngày để hoàn thành các công đoạn từ viết thư và gửi đi. Đến giờ, đã có một số trường viết thư phản hồi và Linh rất vui về điều đó.

Được biết, nhiều năm trở lại đây, đề xuất không thả bóng bay trong dịp lễ khai giảng đã được một số trường học thực hiện, nhưng trên thực tế số lượng này là không nhiều. Trước đó, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) đã ra quyết định không cho phép học sinh thả bóng bay trong lễ khai giảng. Hoặc thay vì thả bóng, một số trường đã trồng cây, xếp hình bản đồ Việt Nam nhân dịp khai giảng…

Hi vọng rằng, trong thời gian tới, ý tưởng độc đáo của cô bé Nguyệt Linh sẽ được các trường học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các trường trên địa bàn cả nước nói chung nhiệt tình ủng hộ và thực hiện. Bởi, chỉ có hành động mới có thể làm nên sự thay đổi.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động