Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022

Trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
Đẩy nhanh tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh trong năm 2022 Thực hiện 7 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội

Do số ngày nghỉ nhiều hơn, nên trong dịp Tết Âm lịch Nhâm Dần 2022 xuất nhập khẩu hàng hóa sôi động hơn nhiều so với dịp Tết Tân Sửu 2021.

Theo thống kê nhanh sơ bộ sáng ngày làm việc đầu năm Nhâm Dần 7/02/2022 của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong thời gian dịp Tết Âm lịch năm 2022 (9 ngày từ ngày 29/01-6/02/2022), trên phạm vi cả nước có tất cả 2462 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, cao 2,56 lần so với con số này trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021). Cũng trong thời gian này, có tất cả 20,46 nghìn tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải quan, cao gần 2 lần so với số tờ khai đăng ký trong thời gian dịp Tết Tân Sửu năm 2021. Trong dịp Tết Âm lịch năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa tại 142 Chi cục Hải quan và tương đương (tăng 16 Chi cục) thuộc 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 3,05 tỷ USD, tăng mạnh 83% so với dịp Tết Tân Sửu năm 2021; trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 1,47 tỷ USD, cao gấp 2 lần, chiếm 48% tổng trị giá xuất nhập khẩu; trong khi đó nhập khẩu hàng hóa đạt 1,58 tỷ USD, chiếm 52% tổng trị giá xuất nhập khẩu, tăng 68%. Như vậy, trong dịp Tết Âm lịch năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn xuất khẩu hàng hóa.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022

Thống kê sơ bộ cộng dồn của Tổng cục Hải quan tính từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước sơ bộ đạt 61,85 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng thời gian năm 2021; trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá gần 31,26 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng thời gian năm 2021 và nhập khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá 30,59 tỷ USD, giảm 8,2%.

Nguyên nhân do cả xuất khẩu, nhập khẩu từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021 là Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 không rơi vào thời gian này cùng kỳ năm 2021. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 6/02/2022, Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại hàng hóa trị giá 0,68 tỷ USD.

Điện thoại, linh kiện điện thoại… được xuất nhập khẩu lớn nhất

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trị giá 631,3 triệu USD, chiếm 43%; tiếp theo là mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 398,6 triệu USD, chiếm 27,1%, mặt hàng máy móc, thiết bị đạt 87,7 triệu USD, chiếm gần 6%… Như vậy, tổng trị giá xuất khẩu của 03 nhóm mặt hàng lớn nhất này này chiếm 76,1% tổng trị giá xuất khẩu.

Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trị giá 799,4 triệu USD, chiếm 1/2 tổng trị giá nhập khẩu, tiếp theo nhóm mặt hàng điện thoại, linh kiện điện thoại trị giá 242,9 triệu USD, chiếm 15,4%, nhóm mặt hàng máy móc thiết bị các loại trị giá 111,4 triệu USD, chiếm 7,1%… Như vậy, 03 nhóm mặt hàng lớn nhất này đã chiếm 72,5% tổng trị giá nhập khẩu trong dịp Tết Âm lịch năm nay.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam

Tổng cục Hải quan cho biết, trong thời gian 9 ngày Tết Âm lịch năm nay, hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu sang tất cả 109 nước, vùng lãnh thổ (trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021 hàng hóa Việt Nam chỉ có mặt ở 80 nước, vùng lãnh thổ). Trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc với trị giá 400 triệu USD, chiếm 27,3% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là các thị trường: Hoa Kỳ với 347,6 triệu USD (chiếm 23,7%), Hàn Quốc với 86 triệu USD (chiếm 5,9%), Hồng Kông với 59 triệu USD (chiếm 4%), Nhật Bản với 41,8 triệu USD (chiếm 2,8%), ...

Cũng trong thời gian 9 ngày nghỉ Tết Âm lịch vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ tất cả 81 nước, vùng lãnh thổ, trong đó, hàng hóa nhiều nhất nhập khẩu có xuất xứ Hàn Quốc với trị giá 547,8 triệu USD, chiếm 34,7% tổng trị giá nhập khẩu;
Tiếp theo hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc với 349 triệu USD (chiếm 22,1%), Hoa Kỳ với 104,7 triệu USD (chiếm 6,6%), Đài Loan với 84,7 triệu USD (chiếm 5,4%), Ireland với 72,1 triệu USD (chiếm 4,5%). Trong thời gian dịp Tết Tân Sửu năm 2021, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ tất cả 57 nước, vùng lãnh thổ.

Theo Minh Ngọc/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/kinh-te/202202/xuat-nhap-khau-hang-hoa-tang-an-tuong-trong-dip-tet-2022-cf84e46/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động