Xin hãy đối xử dịu dàng với con...
Chúng ta đứng bên cạnh một bữa tiệc… Những người đặc biệt "Chúng ta của 8 năm sau" - Phim về những người trẻ dám yêu, dám sống |
Cô giáo dạy tiếng Anh của tôi kể, một ngày kia cô cho một học trò đang học cấp 2 làm bài tập trong giờ học tại nhà cô với một câu hỏi đơn giản (dĩ nhiên là câu hỏi và câu trả lời đều bằng tiếng Anh, nhưng tôi sẽ dịch ra tiếng Việt để dễ hình dung câu chuyện): Hãy cho biết công việc thường ngày mà bạn hay làm trong một tuần là gì?
Và câu trả lời của cô học trò nhỏ cũng rất giản rằng từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, cô bé đều đặn thức dậy vào lúc 6h sáng, ăn sáng sau đó đến trường học; buổi trưa ăn ngủ tại trường và chiều lại học; 6h chiều về đến nhà, ăn tối, sau đó lại đến lớp học thêm; 10h đêm về lại nhà, học và làm bài tập, đi ngủ; sau đó 6h sáng hôm sau lại thức dậy… Và đến đây mới là bất ngờ, khi cô học trò viết vào ngày thứ 7 và Chủ nhật: Tôi vẫn đến trường!
Trẻ em cần được vui chơi. |
Cái đoạn thứ 7 và Chủ Nhật tôi vẫn đến trường, theo lời cô giáo của tôi kể lại, đó là câu trả lời bộc phát tự nhiên và theo quán tính của cô học trò nhỏ. Vì thật ra khi cô hỏi kỹ lại thì cô học trò cũng có lúc nghỉ ngơi, đi ăn uống cùng gia đình… nhưng thực tế là vào cuối tuần cô bé vẫn phải đến các lớp học thêm về văn hóa hoặc năng khiếu…
Tuy không đúng 100% sự thật, tôi vẫn thấy xót xa với câu trả lời (gần đúng sự thật) của cô bé: Rằng vào thứ 7 và Chủ nhật tôi vẫn đến trường! Tôi tin rằng vào giây phút bộ lịch của thế giới hình thành với khái niệm một tuần có 7 ngày, và sẽ có ngày thứ 7 hoặc ít nhất là ngày Chủ nhật – người làm ra nó đã nghĩ đến việc con người cần phải nghỉ ngơi, cần phải chăm sóc bản thân mình, nuông chiều mình hay đơn giản là ngủ một giấc thật dài thật sâu để bù lại 6 ngày trước đã rất vất vả vì công việc hay học tập. Nhưng tại sao cô học trò nhỏ ấy lại không thể (hoặc rất ít cơ hội) làm được điều ấy. Cái điều bình thường mà hầu như ai cũng làm được…
Rồi tôi cũng tự tìm ra được câu trả lời, là vì cha mẹ của cô học trò không cho phép cô nghỉ ngơi! Họ lo chỉ cần mất một buổi học là mất đi một khả năng nào đó của con gái mình, là mất đi tương lai tươi sáng mà cả nhà đã tiên đoán và dự liệu trước… Con gái của họ phải đi học, bất kể đó là ngày thứ 7 hay Chủ nhật, vì như thế họ mới yên tâm.
Họ mua lấy sự “bình yên” trong suy nghĩ, mua lấy sự “hài lòng” trong câu chuyện với bạn bè khi nói về con cái, mua lấy cả ước mơ mà bản thân chưa có cơ hội thực hiện bằng cách… bắt con mình “trả giá” với những ngày đến trường đến lớp học thêm miệt mài từ thứ hai đến Chủ nhật, từ tuần này đến tuần khác, tháng này đến tháng khác, năm này qua năm khác trong quãng đời ngồi trên ghế nhà trường.
Họ là cha là mẹ, là người trưởng thành nhưng họ “mua đồ” song bắt con trẻ phải “trả”. Họ thậm chí còn không nghĩ đến việc con mình có thích “trả” hay không mà xem nó như việc đương nhiên…
Quãng đời đẹp nhất của con người tôi cho rằng là trước năm 18 tuổi, khi mà những nỗi lo về cơm áo gạo tiền chưa đè nặng trên vai… Con người khi ấy vui hay buồn, đau hay không đau đều là những bản năng, mọi thứ đến và đi rất nhẹ nhàng. Vậy mà cái năm tháng tuyệt vời ấy lại bị bòn rút, uất ức, ngộp thở… vì những người từng xem sự ra đời của mình là niềm hạnh phúc lớn nhất trên thế gian.
Không ai mong muốn con mình xấu xí, ngu dốt, khờ khạo so với bạn bè… nhưng cũng không vì mong muốn con mình thông minh hơn, học giỏi hơn mà bất chấp… Trong khi chẳng có bằng chứng khoa học nào nói rằng con người học ngày học đêm thì chắc chắn sẽ giỏi giang hơn người khác.
Con của bạn đã không có cơ hội chọn gia đình để sinh ra, vậy thì ít nhất hãy cho con cơ hội được chọn sống cuộc đời mình như thế nào theo cách tốt đẹp nhất!
Người xưa dạy, trước khi có thể thương người thì phải biết thương mình trước đã. Chỉ xin các bậc cha mẹ, là người lớn rồi (không dám nói là trưởng thành) thì ít nhất hãy biết cư xử như người lớn. Hãy thương mình trước đã, đừng để những ước mơ, những “câu chuyện làm quà của con trẻ”, những “khoe mẽ bề ngoài” khiến đầu óc mình lúc nào cũng nặng nề… Lớn rồi mà sao sống lúc nào cũng nơm nớp lo sợ người ta đánh giá mình không biết nuôi dạy con “học giỏi” như con người ta.
Con người ta, nói xin lỗi chứ, cứ mặc kệ con người ta. Còn đây là con mình mà. Nên làm ơn đừng nhân danh tình thương con mình để biến con thành chiến binh đương đầu với thế giới.
Vì với con, chỉ cần đơn giản thôi, ngày thứ 7 hay Chủ nhật được trở lại làm “người” trước khi chuẩn bị với vòng quay làm “chiến binh” trong một tuần sắp tới.
Những người sinh ra con có hiểu không?...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40