Xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập: Còn yếu và thiếu (Kỳ 1)

(LĐTĐ) Trong công cuộc đổi mới, hội nhập toàn cầu hiện nay, xiếc Việt Nam đã ngày càng khẳng định giá trị cũng như đã tạo nên phong cách độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và đang cố gắng bắt kịp tính hiện đại của nghệ thuật xiếc thế giới tạo nên nhiều thành quả to lớn, được khán giả Việt Nam và Quốc tế yêu mến, với nhiều giải thưởng trong nước và Quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn lộ ra những mặt yếu kém để xiếc Việt Nam khó bắt kịp và hòa nhập với xiếc thế giới.
xiec viet nam trong xu the hoi nhap con yeu va thieu ky 1 Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình

Sự phát triển của nghệ thuật xiếc Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước trong chiến đấu cũng như trong lao động. Trong từng giai đoạn, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã luôn đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa của đất nước. Song với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng cao, nghệ thuật sân khấu xiếc cũng phải chuyển mình để bắt kịp xu thế hội nhập, đó là thách thức lớn đối với ngành xiếc Việt Nam.

Xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập

Theo NSND Tạ Duy Ánh - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, xiếc Việt vừa mang yếu tố truyền thống, vừa kết hợp với tính hiện đại nên không cần thuyết minh phiên dịch mà người xem vẫn dễ dàng tiếp nhận. Khán giả yêu xiếc ở tính chân thật của nó, nơi nghệ sỹ không thể dấu mình ở bất cứ góc khuất nào, với bất kỳ khiếm khuyết nào, mà phơi bày tất cả sức khỏe, độ dẻo, sự khéo léo trước muôn vàn cặp mắt của khán giả.

xiec viet nam trong xu the hoi nhap con yeu va thieu ky 1
Tọa đàm “Xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập”. Ảnh: Bảo Thoa

Đã có nhiều kỳ liên hoan xiếc diễn ra từ các năm 1981, 1987, 1995, 2002, 2006 và năm 2018 là lần thứ 6 sau 12 năm từ kỳ thi thứ 5. Đây là điểm mốc quan trọng về sự phát triển và vươn lên của nghệ sỹ xiếc Việt Nam, cùng thành quả đạt được qua các cuộc Liên hoan Xiếc Quốc tế tại Việt Nam năm 1997, 2004, 2006, 2010, 2016 và các Festival xiếc Quốc tế gần đây tại Nga, Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Monaco, Cu Ban, Hungari, Ba Lan, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Triều Tiên… đã khẳng định vị thế của xiếc Việt Nam.

Bằng tài năng, sự dũng cảm cùng vẻ đẹp hình thể và tâm hồn, các nghệ sỹ xiếc Việt Nam đã thực hiện những điều nghịch thường đầy bất ngờ ngoạn mục. Tài năng và trí tuệ đã được sáng tạo nên một nghệ thuật đầy nội dung nhân bản và tinh thần nhân đạo.

Song ngoài những thành tích đạt được, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng cao. Nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật xiếc nói riêng đang gặp nhiều khó khăn, việc toàn cầu hóa và khai thông mạng internet đang khiến lượng khán giả ngày càng thiếu hụt, đặt ra những thách thức lớn trong việc phát triển cũng như tìm tòi hướng đi sáng tạo các chương trình, tiết mục nhằm phát huy hiệu quả tối ưu thu hút được công chúng.

Thiếu lớp nghệ sỹ kế cận

Tại cuộc Tọa đàm “Xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập” vừa diễn ra trong khuôn khổ Hội thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc vừa diễn ra tại Hà Nội, NSƯT Phi Vũ, Phó Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam cho biết: Đối với thị trường xiếc tại TP. HCM, hiện nay đang được sự quan tâm và đầu tư của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, vấn đề nhân sự vẫn đang gặp khó khăn vì lớp diễn viên xiếc trẻ không còn, dù thành phố đã mở các lớp đào tạo nhưng vẫn không có người tham gia, mặn mà với môn nghệ thuật này, dù khán giả ở TP. HCM rất yêu thích xiếc, đoàn xiếc cũng liên tục có chương trình biểu diễn nhưng vẫm hiếm diễn viên.

xiec viet nam trong xu the hoi nhap con yeu va thieu ky 1
Một tiếc mục xiếc tại Hội thi tài năng Xiếc Việt Nam 2018. (ảnh: Bảo Thoa)

Một phần của sự khan hiếm này là do chế độ đãi ngộ cho diễn viên xiếc còn thấp, trong khi đó nghề xiếc lại ngắn ngủi, chưa kể đến những tai nạn khi tập luyện và biểu diễn cũng chưa có chính sách hỗ trợ tốt. Theo NSƯT Phi Vũ, hiện nay mức lương diễn viên xiếc tại TP. HCM chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng/tháng. Mặc dù nhà hát rất muốn tập các tiết mục mới nhưng không có kinh phí.

Vấn đề thứ hai mà NSƯTPhi Vũ đề cập tới là hiện nay có nhiều địa phương có đoàn xiếc nhưng khi khán giả mua vé đến xem thì chỉ biểu diễn những tiết mục tạp kỹ, khiến cho người xem có cảm giác như bị “lừa”, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành xiếc nói chung. Nghệ sỹ cũng đề xuất các địa phương khi cấp phép biểu diễn cho đoàn nghệ thuật thì phải kiểm định các tiết mục một cách kỹ lưỡng. Cũng như tình trạng của xiếc TP. HCM, Nghệ sỹ Sỹ Tú, Phó Giám đốc Nhà hát Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội cũng cho biết, nhà hát có nhiều diễn viên lớn tuổi, diễn viên trẻ thì hiếm, vật chất yếu và thiếu.

PGS. TS Phạm Duy Khuê đặt câu hỏi: Nhà nước có dám phong một nghệ sỹ 14 tuổi làm Nghệ sỹ Nhân dân và trả lương cao không? Hay phải đợi họ cao tuổi mới phong nghệ sỹ và hưởng lương cao? Chưa nói đến các bệnh nghề nghiệp, những di chứng của tai nạn xiếc để lại. Câu hỏi là điều trăn trở cho nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và tổ chức nghệ thuật.

PGS.TS Phạm Duy Khuê: Ngành xiếc đã có đội ngũ trí thức đáng ghi nhận, cụ thể là có 2 tiến sỹ và có tới 5 thạc sỹ. Nhưng cho tới nay, xiếc vẫn còn nhiều tiếc nuối bởi chưa tận dụng được lợi thế của mình. Hiện thị trường xiếc có 2 dòng là xiếc hàn lâm và xiếc thương mại, tuy nhiên hiện nay dòng xiếc hàn lâm đang yếu kém, bởi chưa được chú ý và còn bị lẫn lộn với dòng xiếc thương mại.

Xiếc có yếu tố hài, hề thì yếu, xiếc thú thì khó phát triển bởi hiện nay các tổ chức bảo vệ động vật đã không cho biểu diễn xiếc động vật quý hiếm, nên phải biểu diễn với xiếc thú nhỏ. Mặc dù vậy cũng vẫn cần phải có sự sáng tạo và đa dạng tiết mục.

Thêm một ý kiến nữa về vấn đề khan hiếm nhân sự trẻ, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Long An cũng kiến nghị, chế độ chính sách đãi ngộ đối với diễn viên xiếc quá thấp, không còn phù hợp với những cống hiến của ngành nghệ thuật được cho là “nghề nguy hiểm” này, cho nên cần được quan tâm và có chính sách đãi ngộ tốt hơn đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo để ngành xiếc bớt đi những khó khăn về kinh phí.

NSND Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch Liên chi hội xiếc Việt Nam nhận định: “Hiện nay tôi thấy đào tạo chưa thật sự đáp ứng được cho toàn ngành, đó là lý do mà các đơn vị đều gặp khó khăn vì thiếu nguồn diễn viên trẻ. Mỗi đợt tuyển sinh, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã phải rất khó khăn để tuyển sinh. Cũng dễ hiểu thôi nếu nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp có cuộc sống tốt, có cơ chế đãi ngộ tốt thì “đầu vào” tuyển sinh cũng sẽ thuận lợi. Khi tôi còn làm Giám đốc, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng đã từng xin cơ chế đào tạo tuyển nhân tài trong xã hội như lấy các nguồn diễn viên khác từ ngành thể thao, múa hay các ngành đặc thù khác bổ sung vào xiếc”.

Lo xiếc Việt sẽ đánh mất đi bản sắc

Đó là nỗi lo của NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Ông cho rằng, hiện nay trước tình hình một số loại hình sân khấu như cải lương, xiếc, ca múa nhạc... bị ghép lại thành một đơn vị nghệ thuật sẽ dẫn tới có những loại hình không còn tồn tại nữa. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam rất mừng mỗi khi nhận được báo cáo và đề nghị từ Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đề nghị khen thưởng cho các nghệ sĩ giành giải thưởng cao quốc tế.

Bạn bè đồng nghiệp quốc tế khi đến thăm cơ sở đào tạo của Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam hay rạp xiếc trung ương của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đều đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp và điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh việc đầu tư cho cơ sở vật chất thì chúng ta cần đầu tư cho tiết mục nhiều hơn để làm sao nâng cao được chất lượng nghệ thuật. “Từ những ý kiến tại toạ đàm, chúng tôi mong cơ quan quản lý nhà nước cần lập các đề án, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ cho ngành xiếc, để xiếc cũng như các loại hình sân khấu khác giữ được bản sắc”, NSND Lê Tiến Thọ bày tỏ.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Đưa xiếc chạm tới trái tim khán giả

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

(LĐTĐ) Ngày thứ 4 trong kỳ nghỉ lễ, 30/4 - 1/5, thời tiết vẫn nắng nóng gay gắt nên hàng chục nghìn người dân và du khách ở Nha Trang (Khánh Hoà) “chen chân” tắm mát và vui chơi.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

(LĐTĐ) Đây là mục tiêu đề ra của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong kế hoạch triển khai Quyết định số 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa

Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa

(LĐTĐ) Theo thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa nên lượng khách nội địa đang tăng dần. Cụ thể, tháng 4/2024 đạt 10,5 triệu lượt khách trong đó có khoảng 7 triệu lượt khách có lưu trú.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

(LĐTĐ) Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/4, trong tháng 4/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân khiến CPI tăng được cho là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới.

Tin khác

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

(LĐTĐ) Vừa qua, Bella Vũ đã trình diễn đêm nhạc đặc biệt của mình Bella Vũ – Steinway Piano Recital tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

(LĐTĐ) Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 30/4 - 20/5/2024.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 27/4, U23 Việt Nam đã chia tay giấc mơ Olympic khi dừng bước ở tứ kết với trận thua 0-1 trước U23 Iraq.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Xem thêm
Phiên bản di động