Xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập: Đưa xiếc chạm tới trái tim khán giả (Kỳ 2)

(LĐTĐ) Thực tế cho thấy, các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao không đồng nghĩa với mức độ hoành tráng về dàn dựng cũng như mức đầu tư kinh phí. Tác phẩm nghệ thuật xiếc đỉnh cao, trước tiên là tác phẩm đẹp về nội dung, hình thức, đảm bảo yêu cầu thể loại và đáp ứng nhu cầu giải trí. Đặc biệt, tác phẩm đó phải mang hơi thở của thời đại và bản sắc dân tộc.

Khó khăn nhưng phải dấn thân

Khó khăn về vật chất, kinh phí đầu tư, thị trường nghệ thuật, nhưng nhiều nghệ sỹ xiếc vẫn sống hết mình với nghề. Theo quan sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại Hội thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc vừa diễn ra tại Thủ đô Hà Nội cho thấy, đã có cả máu và nước mắt đổ trên sân khấu, nhưng các nghệ sỹ vẫn không buông lơi, không bỏ cuộc.

Trong hoạt động biểu diễn, bên cạnh việc rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, mỗi đơn vị nghệ thuật xiếc, cũng như các nghệ sỹ cần khai thác, phát huy những giá trị của di sản, bản sắc văn hóa ở mỗi địa phương, dân tộc, vùng miền để tạo nên sự độc đáo và đa dạng văn hóa. Đặc biệt trong bối cảnh giao lưu văn hóa, hội nhập kinh tế, xiếc Việt Nam không chỉ giữ được bản sắc riêng của Việt Nam, đồng thời phải tiếp thu được những giá trị tiên tiến hiện đại của xiếc quốc tế.

xiec viet nam trong xu the hoi nhap dua xiec cham toi trai tim khan gia ky 2
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Cuộc thi Tài năng Diễn viên Xiếc toàn quốc – 2018 diễn ra trong niềm hân hoan của tất cả nghệ sĩ, những người trong giới và cả khán giả yêu mến nghệ thuật xiếc. Đã 12 năm, các tài năng xiếc mới có dịp hội ngộ trên một sân khấu xiếc chuyên nghiệp để cùng nhau trổ tài, học tập kinh nghiệm và chia sẻ những câu chuyện về nghề.

Tham gia Cuộc thi Tài năng Diễn viên Xiếc toàn quốc – 2018 năm nay có 67 nghệ sĩ chính thức, chưa kể các diễn viên phụ, đến từ 6 đơn vị, nhà hát. Diễn ra từ ngày 4/12 đến ngày 10/12 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam, cuộc thi không chỉ đem đến cho người xem những bữa tiệc tinh hoa của xiếc Việt mà còn thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ xiếc. Nỗ lực đưa xiếc Việt tới gần hơn với công chúng của những người nghệ sĩ đã được khán giả đáp lại bằng sự trầm trồ, những tràng vỗ tay không ngớt.

Các đoàn xiếc địa phương đã bắt đầu có ý thức xây dựng, làm mới các tiết mục theo xu hướng thế giới là tạo ra những sản phẩm xiếc mang tính nghệ thuật cao, đồng thời vừa mang tính giải trí phục vụ được nhu cầu khán giả hiện nay. Các tiết mục không chỉ dừng lại ở việc “diễn trò” mà thay vào đó là những tiết mục có đầu tư về nội dung, dẫn dắt theo câu chuyện lấy được cảm xúc của khán giả.

Chị Đinh Thị Hằng (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, phải đến gần 20 năm nay chị không đến rạp xem xiếc bởi không cảm thấy hứng thú với những tiết mục nhàm chán như đi xe đạp, đu dây, xiếc khỉ… nhưng vì lần này các con chị đòi đi xem nên chị đưa đi. Chị khá bất ngờ bởi sau nhiều năm, xiếc đã hoàn toàn đổi khác. Tận mắt chứng kiến những tiết mục nhào lộn, đu dây được dàn dựng công phu, kết hợp với nhiều thành phần nghệ thuật khác khiến chị Hằng thay đổi tư duy về xiếc.

Để có được thành công của cuộc thi là những câu chuyện buồn vui về nghề phía sau cánh gà. Nghệ sĩ Tống Mạnh Liên, huấn luyện viên của đoàn xiếc Long An chia sẻ, ở tỉnh Long An hiện nay, trình độ chuyên môn xiếc của các nghệ sĩ còn nhiều hạn chế bởi đa phần các diễn viên không được đào tạo bài bản mà chỉ được học theo sự trao truyền từ các thế hệ đi trước. Thế nên, đến với cuộc thi, đoàn xiếc Long An chỉ tham gia 1 tiết mục “Thăng bằng trên thang”.

Nghệ sĩ Lê Văn Lực không ngần ngại chia sẻ cảm xúc bị choáng ngợp khi lần đầu tiên được luyện tập, biểu diễn trên một sân khấu lớn và chuyên nghiệp. Bởi vậy mà âm thanh, ánh sáng của một rạp đạt chuẩn quốc tế đã làm anh choáng và ngã từ trên thang ở độ cao trên 4m xuống sàn khi tập luyện. Cú ngã này khiến anh bị trấn thương và phải điều trị tích cực trong suốt những ngày diễn ra cuộc thi. Thế nhưng nghệ sỹ trẻ vẫn cố gắng dự thi một trong 3 tiết mục mà anh chuẩn bị.

Không riêng đoàn địa phương như tỉnh Long An, ngay cả đoàn thành phố là Nhà hát nghệ thuật Phương Nam TP. Hồ Chí Minh tham gia cuộc thi này trong điều kiện nhà hát sửa chữa rạp, không có sân khấu tập riêng cho xiếc. Các nghệ sĩ phải hoàn toàn tập “mộc” mà không có bất kỳ công cụ hỗ trợ nào.

Đưa xiếc chạm tới trái tim khán giả

Trong xu thế hội nhập hiện nay, trước sự xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật ngoại lai, sân khấu xiếc gặp không ít khó khăn khi khán giả không còn mấy mặn mà với nghệ thuật xiếc. NSƯT Tống Toàn Thắng, Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chia sẻ, ngày nay, nhu cầu được thưởng thức nghệ thuật của công chúng ngày càng cao và dễ dàng tiếp cận qua các phương tiện truyền thông, mạng internet. Nếu như xiếc Việt không thay đổi tư duy làm xiếc theo lối thủ công xưa cũ thì xiếc Việt dễ dàng bị mai một và đào thải. Thách thức này đặt ra cho những người làm nghề phải vận động, sáng tạo ra từ một “trò” xiếc thành những tác phẩm xiếc có cốt truyện, có kịch bản như một vở diễn để tìm tòi con đường tiếp cận khán giả bằng cảm xúc.

Trong cuộc tọa đàm về “Nghệ thuật xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập” với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và đông đảo các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ. Nhiều ý kiến chia sẻ về khó khăn, những bất cập trong nghề đã được các nghệ sĩ đưa ra để tìm một tiếng nói chung cho sự phát triển chuyên môn trong xã hội hiện đại.

Không ít nghệ sĩ đã giãi bày những mong mỏi được cơ quan quản lý quan tâm hơn tới chế độ đãi ngộ cho các nghệ sĩ xiếc. Ông Trần Hướng Dương, Thứ trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng BTC cuộc thi cho biết, thời gian tới, trong việc xây dựng chính sách cho các nghệ sĩ, Cục sẽ đặc biệt quan tâm tới xây dựng chế độ chính sách cho các nghệ sĩ, đặc biệt là những nghệ sĩ đặc thù như xiếc. Bên cạnh đó, Cục sẽ xây dựng chiến lược truyền thông cho các loại hình nghệ thuật sân khấu, trong đó có xiếc để tăng sức hấp dẫn và đưa xiếc Việt chạm tới trái tim khán giả.

Giải pháp: Để thực hiện, Xiếc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển đồng bộ, dài hạn tổng thể trong tương lai để khắc phục những hạn chế và đề ra phương hướng phát triển ổn định, vững mạnh về mọi mặt, tận dụng được hết những nguồn nội lực hiện có đẩy mạnh công việc một cách khoa học, sáng tạo, định hướng phong cách nghệ thuật xây dựng các chương trình tiết mục có chất lượng và khẳng định chỗ đứng của nghệ thuật xiếc Việt Nam đáp ứng yêu cầu giao lưu, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên với nghệ thuật Xiếc Việt Nam cần nhất là phải được các cấp lãnh đạo quan tâm đề ra các chính sách đào tạo dài hơi với đặc thù nghệ thuật xiếc như: Chính sách phát hiện tài năng nghệ thuật và đãi ngộ tài năng nghệ thuật để đào tạo được đội ngũ diễn viên có trình độ xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới. Làm nghệ thuật phải có lòng đam mê, năng khiếu và tài năng, quan tâm đến con người, biết phát huy khả năng của từng cá nhân, động viên đúng lúc, kịp thời bằng cả tinh thần và vật chất sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để họ đem hết khả năng của mình cống hiến cho sự nghiệp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du khách đổ về tham quan Tam Cốc - Bích Động dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng du khách từ nhiều nơi vẫn nườm nượp đổ về quần thể danh thắng Tam Cốc - Bích Động (tỉnh Ninh Bình) để tham quan, vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng

(LĐTĐ) Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu hút 1,132 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1,008 tỷ USD; 47 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 79 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 65 lượt, đạt 45 triệu USD.
Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

(LĐTĐ) Ngày thứ 4 trong kỳ nghỉ lễ, 30/4 - 1/5, thời tiết vẫn nắng nóng gay gắt nên hàng chục nghìn người dân và du khách ở Nha Trang (Khánh Hoà) “chen chân” tắm mát và vui chơi.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

(LĐTĐ) Đây là mục tiêu đề ra của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong kế hoạch triển khai Quyết định số 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin khác

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

(LĐTĐ) Vừa qua, Bella Vũ đã trình diễn đêm nhạc đặc biệt của mình Bella Vũ – Steinway Piano Recital tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

(LĐTĐ) Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 30/4 - 20/5/2024.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 27/4, U23 Việt Nam đã chia tay giấc mơ Olympic khi dừng bước ở tứ kết với trận thua 0-1 trước U23 Iraq.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Xem thêm
Phiên bản di động