Xe đạp chia sẻ cho mọi người, ở mọi nơi
Xét thấy nếu được triển khai rộng rãi, ý tưởng trên sẽ góp phần hình thành một nét văn hoá, văn minh của Thủ đô, để bạn đọc nắm bắt cụ thể, Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng tải ý tưởng.
Hiện trạng giao thông Thành phố
Thực trạng về giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đi trên các đường phố trung tâm Hà Nội hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy ô tô đỗ hàng dài theo các tuyến phố, trên một phần hè hoặc toàn bộ hè phố… đẩy người đi bộ xuống phần đường dành cho xe chạy.
Tình trạng này cũng đang diễn ra tại một số tuyến đường ở các khu đô thị mới như: Bắc Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa… những nơi tập trung trước công sở nhà nước, các văn phòng đại diện trong và ngoài nước, các Trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học...
Nhiều quốc gia trên thế giới đã bố trí các điểm cho mượn xe đạp miễn phí tại các bến xe, bến xe buýt, các nhà ga đường sắt đô thị. |
Đáng nói, hiện nay có phòng trào xây dựng nhiều tuyến phố văn minh, ý tưởng hay phần nào đã góp phần làm cho nhiều tuyến phố khang trang, sạch, đẹp, người đi bộ có không gian đi đúng nghĩa. Tuy nhiên chưa có giải pháp đồng bộ, nên xe máy, xe đạp rơi vào cảnh không có chỗ đỗ, nhiều bãi xe tự phát mọc lên.
Theo tính toán, địa bàn thành phố Hà Nội, có gần 160.000 xe ô tô các loại đang tham gia giao thông, trong đó khoảng 58.000 xe của các đơn vị, cơ quan trong thành phố, 18.000 xe các tỉnh thường xuyên ra vào thành phố, 11.000 xe buýt và taxi, 62.000 xe của các tổ chức và cá nhân khác. Ngoài ra có khoảng 1,5 triệu xe máy, 1 triệu xe đạp, xích lô tham gia giao thông.
Hệ thống các bến bãi, điểm đỗ xe đều do Công ty khai thác điểm đỗ xe quản lý gồm: 134 điểm với tổng diện tích khoảng 258.890m2, cho phép đỗ trên 7.000 xe, trong đó 7 bến đỗ xe trong khuôn viên được xây dựng theo quy hoạch ổn đinh, với tổng diện tích là 185.250 m2, chứa khoảng 2.800 xe. 127 điểm đỗ xe trên hè phố, đất lưu không với diện tích 73.639 m2, chứa khoảng 4.500 xe. Khoảng 15 bến, bãi đỗ xe khách nội tỉnh và xe khách liên tỉnh với quy mô 1,15 ha.
Ngoài ra, có khoảng 150 điểm trông giữ xe của các cơ quan tận dụng khai thác trên các diện tích đất lưu không trong khuôn viên như sân trường, bệnh viện, trụ sở cơ quan, kho tàng hoặc các hầm ngầm của các khách sạn lớn, nhà chung cư… khó có thể tính được diện tích chính xác.
Trên cơ sở các số liệu thống kê được thì diện tích đất dành cho giao thông tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,72% quỹ đất xây dựng đô thị (5.676 ha), nếu tính cho đất nội thị (8.438 ha) thì chỉ chiếm 0,48%. Tỷ lệ thấp như vậy cho thấy chỉ đáp ứng được 25 - 30% số lượng xe đang hoạt động trên địa bàn.
Nội dung ý tưởng
Trên cơ sở thực trạng giao thông thành phố Hà Nội hiện nay, mô hình “Xe đạp chia sẻ cho mọi người, ở mọi nơi” có thể triển khai với các giải pháp như: Xây dựng các làn đường dành riêng cho xe đạp tại các tuyến phố có đủ diện tích bố trí hoặc các tuyến phố đi bộ; Bố trí các điểm cho mượn xe đạp miễn phí tại các bến xe, bến xe buýt, các nhà ga đường sắt đô thị;
Thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện xe đạp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường. |
Áp dụng công nghệ thông tin và thẻ từ nhằm mục đích quản lý việc mượn xe miễn phí; Ban hành cách quy định đối với một số khu vực chỉ được phép sử dụng xe đạp hoặc đi bộ nhắm thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện xe đạp, góp phần giảm ô nhiễm môi trường;
Nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân để người dân hạn chế phương tiện cá nhân, chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng kết hợp với việc sử dụng xe đạp miễn phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia giao thông.
Để các ý tưởng và giải pháp nêu trên đi vào thực tiễn cần kế hoạch triển khai với lộ trình bài bản như sau: Xây dựng mô hình “Xe đạp chia sẻ cho mọi người, ở mọi nơi” tại các tuyến phố đi bộ ngày cuối tuần để người dân quen với việc sử dụng xe đạp trong khi tham gia giao thông;
Tiếp theo mở rộng mô hình tại các tuyến phố có đủ khả năng bố trí thêm làn đường riêng dành cho xe đạp và các tuyến phố có mật độ phương tiện cá nhân đông, hoặc các tuyến phố có đường sắt đô thị hoặc phương tiện công cộng khác; Sau khi đánh giá hiệu quả sẽ áp dụng mô hình cho toàn thành phố.
Nhóm tác giả: Hoàng Ngọc Thành, Trần Minh Phúc
(Công đoàn Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55