Đưa xe đạp và ứng dụng công nghệ vào giao thông nội đô: Thúc đẩy phát triển giao thông công cộng, bảo vệ môi trường
Những bất cập của hệ thống giao thông công cộng
Tại Hà Nội, giao thông công cộng đang đứng trước nhiều thách thức như hạ tầng chưa đảm bảo; sự cạnh tranh của phương tiện vận chuyển hành khách ứng dụng công nghệ (Grab, Bee…). Bên cạnh đó là bất cập về tổ chức giao thông, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp.
Đường Võ Chí Công Hà Nội tắc sau trận mưa sáng 12/5 (Ảnh: Phạm Hùng). |
Trong khi các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội còn đang trong quá trình xây dựng, xe buýt nhanh BRT mới chỉ có một tuyến đơn độc thì nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng phải trông chờ chủ yếu vào xe buýt.
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý vận hành giao thông đô thị Hà Nội cho rằng, xe buýt tại Hà Nội đã có những bước phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, một số năm gần đây, sự tăng trưởng sản lượng vận tải hành khách công cộng không như mong muốn. Xe buýt mới đảm nhận tỷ lệ vận chuyển là 12,2%; trong khi tỷ lệ lớn nhất vẫn là xe máy chiếm tới 64,4%. Ngoài ra, những thành phần khác cần khuyến khích phát triển là xe đạp và đi bộ thì hiện vẫn đang ở tỷ lệ rất thấp.
Tắc đường ngày càng trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Dẫu vậy, các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này vẫn chưa mang lại hiệu quả. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cơ bản là do hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển của đô thị. Ngoài ra, với kết cấu kiến trúc hạ tầng hiện nay, việc hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân nếu không có lộ trình rõ ràng và hoàn chỉnh thì sẽ ngày càng khó khăn.
Ở Việt Nam, với đặc trưng cơ bản là nhà phố, nhiều ngóc ngách nhỏ chiếm hơn 80%, cùng với đó là nền kinh tế phi chính thức tập trung rất đông người lao động tự do. Nền kinh tế này phù hợp xe máy, khó tương thích với loại phương tiện giao thông công cộng. Trong khi đó, muốn giải quyết bài toán giao thông thì không thể không quan tâm đến cấu trúc đô thị. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống giao thông công cộng công suất lớn phải gắn liền việc dùng nhà cao tầng “gom dân” theo chiều dọc.
Ngoài ra, cần tiến hành xây dựng đô thị dọc theo hệ thống tuyến metro (tàu điện). Ở các trạm tàu điện, nên hình thành các dự án quy hoạch khu nhà ở hoặc nhóm nhà ở. Đối với các nhóm phức hợp cao tầng thì nên tập trung ưu tiên chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, bãi đậu xe, hạn chế chức năng ở, kết hợp khu công viên cây xanh, thể dục thể thao tập trung phục vụ công cộng…
Việc phát triển các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, công viên cạnh các tuyến metro ở ngoại ô sẽ tạo sức thu hút lớn, để cư dân từ khu trung tâm ra ngoại ô mua sắm, vui chơi. Ngay các trạm này cần có những nơi đỗ xe có sức chứa lớn và chống ngập tốt để thuận tiện cho người dân gửi xe và sử dụng metro. Vì thế, theo các chuyên gia, không thể cấm xe máy hay ô-tô mà phải phát triển đường metro để người dân tự giảm dần các phương tiện cá nhân. Chỉ có điều, ở thời điểm hiện tại, việc xây dựng các tuyến metro vẫn đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Mong rằng trong vài năm tới, những km đầu tiên của các tuyến metro sẽ được đưa vào hoạt động, đồng thời phát triển đô thị nén dọc các tuyến metro này để việc sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả và bền vững.
Cho thuê xe đạp qua các ứng dụng công nghệ
Trong bối cảnh đó, thanh toán điện tử tại Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc khi thanh toán qua các kênh Internet và điện thoại di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch, với tốc độ tăng trưởng của năm 2018 tăng tương ứng 19,5% và 169,5% so với năm 2017. Trong Quý I năm 2019, những con số tăng trưởng của thanh toán điện tử thậm chí còn khởi sắc hơn với số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động tăng 97,7% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Khảo sát Tiêu dùng Toàn cầu (GCS) của PwC đối với 27 nước/vùng lãnh thổ, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018 khi tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng điện thoại di động ở Việt Nam đã tăng lên 61% từ mức 37% của năm 2017.
Qua tìm hiểu ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và từ thực trạng tại Thủ đô Hà Nội, tôi đề xuất giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng như xe Bus, bus nhanh, tàu điện…
Trước mắt Hà Nội nên áp dụng thí điểm mô hình trong khu vực phố cổ, nội thành rồi dần dần đến các khu vực các quận huyện xa trung tâm để thực hiện mô hình cho thuê xe đạp qua các ứng dụng công nghệ và thanh toán điện tử.
Thành phố thí điểm trong khu vực phố cổ các tuyến hiện cấm phương tiện cơ giới, thành lập các trạm cho thuê xe đạp để mỗi người dân thuận tiện hơn trong di chuyển nhưng vẫn đảm bảo các quy định bảo tồn văn hoá, phát triển kinh tế xã hội, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ. Dần dần khi tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập ban đầu có thể mở rộng mô hình ra tất cả các quận nội thành. Khi đó người dân ủng hộ với cùng sự phát triển của các loại hình giao thông công cộng, tôi tin chắc rằng sẽ giải được bài toán giao thông đang nhức nhối bây lâu nay, đồng thời góp phần làm giảm lượng khi thải ra không khí góp phần xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp tạo nên nét văn hoá của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
(Bài viết có sử dụng trích dẫn tư liệu của các báo: Thời nay, http://kinhtedothi.vn. www.sbv.gov.vn)
* Tít do báo Lao động Thủ đô đặt!
Nguyễn Hữu Trung (Công đoàn Công ty Bảo Minh Đông Đô)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44