Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Điều kiện hưởng là họ không hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Để chuẩn bị triển khai chính sách mới này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn, áp dụng cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Tại dự thảo thông tư, Bộ LĐTBXH hướng dẫn chi tiết về các trường hợp cụ thể để người lao động dễ dàng hình dung.
Ví dụ, bà C là công dân Việt Nam, tháng 9/2025 bà đủ 56 tuổi 8 tháng và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 10 năm. Tại thời điểm tháng 9/2025, khi bà C đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì bà có một số lựa chọn sau: Đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; hưởng trợ cấp hằng tháng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có điều kiện; hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, trường hợp bà C nếu không đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu, hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện, không hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, bà sẽ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Về mức trợ cấp hằng tháng, Bộ LĐTBXH đề xuất quy định mức trợ cấp tại thời điểm giải quyết, được tính bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng. Đồng thời, quy định cụ thể về mức trợ cấp hằng tháng cao hơn, trong trường hợp khi tính toán thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng vượt quá thời gian đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ví dụ, bà H sinh tháng 5/1969 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 10 năm, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 9 triệu đồng/tháng. Tháng 6/2026, bà đề nghị được hưởng trợ cấp hằng tháng. Giả sử mức trợ cấp hưu trí xã hội tại thời điểm tháng 6/2026 là 500.000 đồng/tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức sau:
![]() |
Công thức tính thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng của bà H |
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức trên là 360 tháng.
Thời gian từ khi đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng (tháng 6/2026) đến khi tuổi đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) là 220 tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng của bà H tính theo công thức quy định vượt quá thời gian đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Do vậy, bà H được tính để hưởng mức trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn, mức cao hơn mức trợ cấp hưu trí xã hội dự kiến theo công thức sau:
![]() |
Công thức tính mức cao hơn mức trợ cấp hưu trí xã hội của bà H |
Như vậy, bà H sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng 6/2026 đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (đủ 75 tuổi) với mức hưởng tại thời điểm giải quyết bằng: 500.000 + 318.181,82 = 818.181,82 đồng/tháng, được làm tròn bằng 818.182 đồng/tháng. Mức trợ cấp hằng tháng của bà H sẽ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất quy định cụ thể về trợ cấp một lần đối với thân nhân của người lao động, trong trường hợp người đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết trước khi hết thời hạn hưởng trợ cấp.
Ví dụ, ông S được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng, với thời gian hưởng là 156 tháng, và mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm giải quyết giả định là 500.000 đồng/tháng. Ông S hưởng trợ cấp hằng tháng được 120 tháng thì chết, giả định mức trợ cấp hằng tháng tại thời điểm trước khi chết của ông S là 900.000 đồng/tháng.
Trợ cấp một lần cho những tháng trợ cấp hằng tháng ông S chưa nhận theo thời hạn hưởng đã được giải quyết được tính như sau:
Trợ cấp một lần = (156 - 120) x 900.000 đồng = 32,4 triệu đồng.
Như vậy, thân nhân của ông S được hưởng trợ cấp một lần bằng 32,4 triệu đồng. Ngoài ra, thân nhân của ông còn được hưởng trợ cấp mai táng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng
Chính sách 02/04/2025 07:15

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Chính sách 30/03/2025 21:23

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Chính sách 30/03/2025 18:31

Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 30/03/2025 17:12

Người lao động có thể được nghỉ 8 ngày trong tháng 4
Chính sách 30/03/2025 08:09

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025
Chính sách 29/03/2025 17:13

Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay
Chính sách 29/03/2025 05:57

Hai cách nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động ở Hà Nội
Chính sách 28/03/2025 18:08

Chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2024
Chính sách 28/03/2025 17:04

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người
Chính sách 28/03/2025 09:01