Xây dựng thương hiệu Việt: Gắn mác ngoại là tự giết mình

Cả nước hiện có gần 200 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm đạt giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia”, điều đó cho thấy, các DN đã lấy được lòng tin đối với NTD về sản phẩm Việt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những DN thiếu tự tin trong xác lập giá trị hàng Việt khiến việc xây dựng và khẳng định thương hiệu còn nhiều hạn chế.
Đề xuất cho phép doanh nghiệp nộp dần tiền nợ thuế
Không ngừng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa
Khoảng 32% doanh nghiệp phải chi phí “lót tay” cho cán bộ thuế

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Không phủ nhận, trong thời gian qua cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều DN trong nước đã thay đổi chiến lược tiếp cận NTD. Thông qua chiến lược đưa hàng Việt về nông thôn, DN không chỉ có cơ hội tiếp cận với từng phân khúc của thị trường, từ đó có kế hoạch giới thiệu thông tin, sản phẩm và mở rộng thị phần. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, tiềm năng của thị trường này là rất lớn. Vì thế sự góp mặt của các doanh nghiệp trong chương trình “Thương hiệu Quốc gia” mang đến rất nhiều ý nghĩa lớn và là đường đi đúng đắn của DN bằng cách áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tạo sản phẩm theo quy chuẩn để quảng bá đến bạn bè thế giới.

Xây dựng thương hiệu Việt: Gắn mác ngoại là tự giết mình
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng nhận được sự ủng hộ của NTD.

Khẳng định điều này, đại diện Công ty CP Nhựa Bình Minh chia sẻ, trước đây sản phẩm của Nhựa Bình Minh có chỗ đứng khiêm tốn trên thị trường bởi những tiêu chí để nhận diện thương hiệu vẫn còn mờ nhạt. Tuy nhiên, với sự đồng hành cùng chương trình “Thương hiệu Quốc gia”, chú trọng đưa sản phẩm tiếp cận NTD nông thôn, công ty đã có sự điều chỉnh lại chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình cho phù hợp với mỗi phân khúc của thị trường. Từ đó hình ảnh của công ty đã được nhiều người biết đến, khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, tin tưởng nhiều hơn.

Tính đến nay, cả nước có gần 200 DN có sản phẩm đạt giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia”, điều đó cho thấy, các DN đã tích cực xây dựng thương hiệu cho mình, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.

Tự tin để xây dựng thương hiệu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết: “Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong năm 2014 chỉ cấp bằng cho 15.376 DN trên cả nước. Đây là một con số vô cùng khiêm tốn đối với số lượng DN ở Việt Nam hiện nay.

DN Việt Nam nên nhanh chóng có kế hoạch đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình trước khi quá muộn. Bên cạnh đó, các chủ DN Việt Nam cần định vị thương hiệu đi chung với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của DN, đồng thời xây dựng tốt văn hóa DN và nhận diện thương hiệu một cách bài bản chuyên nghiệp. Nếu DN không có một bộ phận chuyên trách cho vấn đề này thì cũng nên dành một khoản ngân sách mỗi năm cho việc phát triển và bảo vệ thương hiệu...”

Trong hội thảo mang nội dung chia sẻ những kinh nghiệm tiếp cận NTD giữa các doanh nghiệp mới đây, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thương hiệu Việt không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, mà còn là tài sản rất có giá trị, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhận định này không phải không có lý, bởi trên thực tế hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa, nhiều doanh nghiệp khác “cắn răng” chịu lỗ để duy trì sản xuất, kinh doanh cho thấy đây là giai đoạn khó khăn lớn đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nhân nói riêng. Vì càng trong lúc khó khăn, doanh nghiệp Việt càng phải chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.

Xác nhận những khó khăn này, ông Trần Hưng Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Cơ khí Việt Nam, phản ánh, mặc dù nhiều DN đã rất cố gắng trong việc xây dựng thương hiệu, tuy nhiên vẫn còn những DN thiếu tự tin trong xác lập giá trị hàng Việt dẫn đến tình trạng “vọng ngoại”. Cũng theo ông Hiếu, trên thị trường có nhiều sản phẩm trong nước sản xuất nhưng gắn mác nước ngoài để dễ tiêu thụ. “Việc làm này chứng tỏ ngay cả người sản xuất cũng không tự tin vào bản thân mình, nguy hiểm hơn nữa là cổ súy cho phong trào sính ngoại của NTD.

Trong khi đó bản chất của việc xây dựng thương hiệu Việt hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký sở hữu cái tên, mà là một chặng đường đầy gian nan để tạo ra cho được một "hình ảnh rõ ràng và khác biệt" của riêng doanh nghiệp, để người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt. Họ sẽ lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác đang được bày bán tràn lan trên thị trường”, ông Hiếu cho biết thêm.

Như vậy, có thể hiểu, trở ngại lớn hiện nay của doanh nghiệp là chưa có chiến lược thương hiệu bài bản, trong đó, cấu trúc thương hiệu là cốt lõi căn bản. Để quảng bá thương hiệu quốc gia nhằm thay đổi tâm lý NTD trong nước không chỉ là nỗ lực từ phía doanh nghiệp mà đòi hỏi Bộ Công Thương cần xây dựng chiến lược quảng bá dài hạn với quy mô rộng và có chính sách hỗ trợ DN phát triển thị trường nội địa.

Ghi nhận thực tế này, bà Trần Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định, thời gian tới, Chính phủ, Bộ Công Thương và các địa phương sẽ quan tâm, đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh và khuyến khích những sản phẩm mang đậm bản sắc, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Những biện pháp này nếu được triển khai đồng bộ sẽ khích lệ NTD, DN hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

Nhanh chóng dập tắt đám cháy nhà cho thuê trọ 9 tầng tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ (số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Lực lượng chức năng xác định: Cơ sở xảy ra cháy thuộc loại hình nhà cho thuê trọ cao 9 tầng nổi, 1 tầng tum (tầng 1 được sử dụng làm khu vực kinh doanh, từ tầng 2 trở lên sử dụng cho thuê trọ với 37 phòng)...
Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều nay (19/5), Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam”, tôn vinh 20 tập thể, cá nhân tiêu biểu, đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.
Xử phạt nhóm người tập yoga trên đường

Xử phạt nhóm người tập yoga trên đường

(LĐTĐ) Chiều 19/5, theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.
Khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an TP. Hà Nội

Khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an TP. Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an thành phố Hà Nội và 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công an Thành phố đã trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô" tại trụ sở chính Công an Thành phố (số 87, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm); tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an Thành phố.
Siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

(LĐTĐ) Chiều 19/5, bạn bè, đồng nghiệp của diễn viên, người mẫu Đức Tiến chia sẻ trên trang cá nhân về sự ra đi của anh. Theo lời bạn bè chia sẻ, nguyên nhân nam nghệ sĩ ra đi đột ngột là do bệnh nhồi máu cơ tim.

Tin khác

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.
Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

Giá vàng bất ngờ đảo chiều đi xuống

(LĐTĐ) Hôm nay (17/5), giá vàng SJC đảo chiều, giảm 200.000 đồng/lượng, xuống dưới 90 triệu đồng/lượng, vàng thế giới cũng quay đầu giảm nhẹ.
Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

Nghệ An có 122 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh được công nhận

(LĐTĐ) Mới đây Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định công nhận 26 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Khai mạc Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Ngày 16/5, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII, năm 2024.
Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11 tỷ USD

(LĐTĐ) Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 4,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 44,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

Chậm nhất ngày 17/5 phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm, nhất là buôn lậu, thẩm lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, đẩy giá, cạnh tranh không đúng quy định…
Xem thêm
Phiên bản di động