Xây dựng mô hình công dân học tập
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập suốt đời Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 |
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập
Thông tin tại Hội thảo “Những năng lực cốt lõi của công dân học tập đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia” do Tiểu ban giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức giữa tháng 12/2020, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam) cho biết, công dân học tập là con người thông qua việc học tập để luôn có đủ tri thức, kỹ năng và thái độ để thích ứng được với những thay đổi của thế giới, đối mặt được với thách thức của cuộc sống, ứng phó được với nguy cơ và rủi ro đến với họ, qua đó, trở thành con người phát triển hoàn toàn, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững và một thế giới hòa bình, hạnh phúc.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, năng lực cơ bản nhất của công dân học tập là năng lực học tập. (Ảnh minh họa: B.P) |
Ở Việt Nam, khoảng 30 năm về trước, ý tưởng về một xã hội học tập đã hình thành, đề cập tới việc học tập của từng cá nhân trong bối cảnh cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của người đó. Chính phủ cũng đã có các quyết định về xây dựng xã hội học tập. Đến ngày 8/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 489/QĐ-TTg, trong đó phê duyệt Đề án "Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030" và sẽ phê chuẩn Bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập vào cuối năm 2021. Từ Bộ tiêu chí khung này, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị quân đội, các cơ sở sản xuất… sẽ dựng nên bộ tiêu chí công dân học tập cho đơn vị của mình.
Trên cơ sở xử lý các ý kiến của nhiều nhà khoa học và sư phạm, cán bộ giảng dạy ở đại học và giáo viên, một số doanh nhân và cán bộ khuyến học..., Ban soạn thảo Bộ tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” của Trung ương Hội Khuyến học đã đề xuất dự thảo 3 tiêu chí khung và 10 chỉ số gồm kỹ năng cơ bản và phẩm chất mong muốn, nhằm đánh giá mô hình “Công dân học tập”. Những tiêu chí khung về năng lực cốt lõi bao gồm: Năng lực tự học, học tập suốt đời; năng lực sử dụng những công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, việc triển khai Đề án xây dựng mô hình công dân học tập được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với việc triển khai Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, trong đó mô hình công dân học tập là một thành phần cơ bản của mô hình đơn vị học tập. Để xây dựng tiêu chí công dân học tập, cần có điều kiện học tập, nội dung học tập và sự ảnh hưởng, lan toả vai trò của công dân học tập ấy. Giáo dục phổ thông đang đổi mới theo hướng tiếp cận phẩm chất năng lực người học với 5 phẩm chất cốt lõi và 10 năng lực cơ bản. Đây cũng là những tiêu chí của công dân học tập.
Cần kiến tạo hệ sinh thái học tập suốt đời
Cũng tại Hội thảo “Những năng lực cốt lõi của công dân học tập đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia”, Tiến sĩ Trương Tiến Tùng (Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội) đã làm rõ những yếu tố để từ công dân số đến công dân học tập. Theo Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, 9 yếu tố một công dân số cần phải có là: Kỹ năng số, Thương mại số, Truyền thông số, Kiến thức số, Nghi thức số, Luật lệ số, Quyền và trách nhiệm số, Sức khoẻ số, An ninh số. Tiến sĩ Trương Tiến Tùng đề xuất cần hệ thống lại để có thể điều hành và phát triển xã hội học tập theo nguyên tắc hệ thống giáo dục mở.Muốn có hệ sinh thái tốt, cần giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập một cách rõ ràng và hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ; huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội bằng các chính sách khuyến khích vĩ mô; đồng thời, nhanh chóng hình thành cơ sở dữ liệu học liệu mở giúp nhu cầu học tập của cộng đồng tránh tình trạng manh mún, lãng phí trong đầu tư hạ tầng công nghệ.
Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Các tiêu chí về cộng đồng học tập cấp xã, cũng như các tiêu chí về đơn vị học tập đã được ban hành. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí về công dân học tập sẽ là một bước tiến đột phá mới trong xây dựng xã hội học tập nước ta.Từ phân tích khung năng lực cốt lõi công dân học tập theo cách tiếp cận của châu Âu, khối OECD, Diễn đàn Kinh tế thế giới, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa ra một số nhận định chung. Theo đó, các khung này có sự hội tụ trong những năng lực cốt lõi, gồm ba nhóm năng lực chính yếu: Nhóm năng lực nền tảng (chủ yếu dựa trên nhận thức cơ bản); nhóm năng lực bậc cao (dựa trên nhận thức bậc cao) và nhóm năng lực phi nhận thức (chủ yếu dựa trên các giá trị).
Từ đây, để tạo sự nhất quán trong hệ sinh thái học tập suốt đời, ông Phạm Đỗ Nhật Tiếnđề xuất, khung năng lực công dân học tập cũng gồm 3 nhóm năng lực như cách tiếp cận chung của thế giới, nhưng lấy khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm điểm xuất phát. Tiêu chuẩn, tiêu chí của công dân học tập sẽ được cụ thể hoá qua các tiêu chuẩn cụ thể của khung năng lực đề xuất để tích hợp vào các chuẩn nghề nghiệp của công chức, viên chức, người lao động.
Chia sẻ về thực tế phát triển hệ sinh thái giáo dục số Hải Phòng với công tác đào tạo công dân học tập, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng Lê Quốc Tiến nhận định, khó khăn lớn nhất là thay đổi tư duy và phải kiên trì vì cần nhiều thời gian.Tiến sĩ Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học FPT)nhấn mạnh, công dân học tập quan trọng là học cách tự học. Để gỡ bỏ những rào cản, chi phí học tập cần được khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân; cần cơ chế chuyển đổi tín chỉ, thi không nhất thiết phải học…
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, năng lực cơ bản nhất của công dân học tập là năng lực học tập. Năng lực học trước hết phải đề cao tự học, thể hiện ở tìm kiếm nội dung, phương tiện để học và năng lực sử dụng các phương tiện học.
Công dân học tập là một khái niệm chung, là cái đích hướng tới, trong từng giai đoạn sẽ thể hiện ra ở những tên gọi khác nhau như công dân số, công dân toàn cầu, công dân thông minh, chứ không phải là các cấp bậc khác nhau. Theo đó, cần phải tạo ra những thiết chế, mô hình, chính sách, hệ sinh thái học tập suốt đời trước cho công dân học tập./.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22