“Xanh hóa xe buýt” hướng đi tất yếu
Vì những chuyến xe an toàn và thân thiện Kích cầu du lịch từ xe buýt hai tầng |
Đầu tư đổi mới xe buýt
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, Hà Nội hiện có quy mô 8,3 triệu dân, hơn 7,6 triệu phương tiện các loại, trong đó có hơn 1 triệu ô tô, gần 6,5 triệu xe gắn máy. Với dân số đông, nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ, trong 10 năm qua, mặc dù hạ tầng giao thông Thành phố đã có sự phát triển nhanh chóng, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhưng ùn tắc giao thông vẫn là vấn đề nan giải. Trong bối cảnh hiện tại, phát triển hệ thống giao thông công cộng, nhất là xe buýt được coi là giải pháp khả thi, bền vững để giảm ùn tắc giao thông. Điều này càng quan trọng hơn khi mạng lưới đường sắt đô thị, metro đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Thời gian gần đây, chất lượng đoàn phương tiện vận tải hành khách công cộng của Thủ đô đã được cải thiện. Xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường được đầu tư mở rộng. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo lộ trình tại Quyết định 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh. Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%. Đến năm 2050, 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của Ngành Giao thông Vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
Thực hiện quyết định trên, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng mục tiêu, lộ trình thực hiện. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, từ năm 1998 đến nay, số lượng phương tiện xe buýt trong hoạt động vận tải hành khách công cộng của Thủ đô đã tăng từ 300 xe lên hơn 2.000 xe; mạng lưới hoạt động phủ khắp toàn bộ các quận, huyện, thị xã. Qua theo dõi, toàn Thành phố hiện có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 269 xe buýt điện và và xe sử dụng nhiên liệu sạch (khí nén CNG), chiếm 13,3% tổng số xe; có trên 1.000 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4; tuổi đời bình quân của đoàn phương tiện khoảng 4 năm. Điểm nhấn không thể phủ định là việc liên tục đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện đã và đang góp phần quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thu hút ngày càng nhiều người dân sử dụng dịch vụ.
Ở góc độ doanh nghiệp, việc chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu thân thiện với môi trường cũng được nhiều đơn vị vận tải của Thủ đô chú trọng. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - một trong những đơn vị vận hành xe buýt chủ lực của Thủ đô là ví dụ. Theo đó, trong nhiều báo cáo tổng kết cũng như định hướng phát triển, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đều thống nhất rằng, xu hướng, yêu cầu tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là dần chuyển đổi các loại phương tiện sang sử dụng năng lượng sạch. Do vậy, việc thay thế phương tiện mới, hoạt động trên các tuyến buýt đều nằm trong kế hoạch thay mới đoàn phương tiện của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.
Không chỉ nỗ lực đầu tư đổi mới đoàn phương tiện, công tác bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện hiện có cũng được các đơn vị trong Tổng Công ty Vận tải Hà Nội quan tâm. Mọi công đoạn bảo dưỡng, sửa chữa của các xí nghiệp trực thuộc đều phải tuân thủ theo quy trình chuẩn ISO của Tổng Công ty và được quản lý bằng hệ thống phần mềm chuyên dụng. Bất kỳ sự hư hỏng nào dù là nhỏ nhất cũng phải được kịp thời phát hiện, khắc phục nhằm bảo đảm an toàn trước khi xe ra tuyến.
Tương tự, dù mới tham gia vào hoạt động vận tải hành khách công cộng Thủ đô song Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái VinBus đã ghi đậm dấu ấn bằng việc mở nhiều tuyến xe buýt điện thân thiện với môi trường. Tại tọa đàm “Hà Nội cần làm gì để xanh hóa xe buýt?” do Báo Giao thông tổ chức, ông Nguyễn Công Nhật - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái VinBus chia sẻ, bức tranh tại các đô thị lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là ô nhiễm môi trường và tắc đường.
Trong đó, mức độ phát thải của phương tiện giao thông lớn và đáng lo ngại. Một nghiên cứu cho thấy, hiện 1 lít dầu Diesel thải ra 2,32kg khí CO2. Như vậy, với một xe buýt thông thường đang chạy khoảng 250-300km/ngày thì sẽ thải ra khoảng 6 tấn CO2/tháng. Nếu quy đổi lượng CO2 một cây xanh hấp thụ được trong năm thì việc chuyển một xe buýt điện tương đương với trồng 3.000 cây xanh. Như vậy, thay vì trồng rừng một cách trực tiếp, cần đất đai thì hoàn toàn có thể “trồng rừng” một cách gián tiếp bằng cách chuyển đổi phương tiện, năng lượng, giao thông công cộng và có thể bắt đầu từ xe buýt.
Cũng theo ông Nguyễn Công Nhật, khi Vinbus đưa các tuyến buýt điện vào vận hành, ban đầu, có rất nhiều ý kiến nghi ngại, từ năng lượng đến lộ trình... Thế nhưng sau một năm đi vào hoạt động, Vinbus nhận được rất nhiều ý kiến tích cực. Từ người ngồi trong xe cho tới đi đường đều cảm thấy đỡ mùi xăng xe, không thấy khói bụi.
Cần chính sách, lộ trình cụ thể
Rõ ràng, sự định hướng chuyển đổi phương tiện sang sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường là hết sức chính xác và đúng đắn. Việc các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng của Hà Nội nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu “xanh hóa” phương tiện vận tải hành khách công cộng là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khi chuyển đổi xe buýt sang hướng thân thiện với môi trường thì còn vấp phải không ít rào cản.
Dễ thấy nhất, ở phía doanh nghiệp, dù đã có nhiều nỗ lực song công tác chuyển đổi phương tiện cần nguồn kinh phí rất cao. Theo tính toán, hiện mức chênh lệch mua sắm xe buýt điện với buýt thường là khoảng 4 tỷ đồng/xe, như vậy, với khoảng 130 xe thì tổng phí chênh lệch đã là 500-600 tỷ đồng. Nói cách khác, muốn chuyển đổi đoàn phương tiện sang sử dụng loại hình năng lượng sạch thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính rất mạnh. Với các doanh nghiệp xe buýt không có tiềm lực tài chính lớn, khi không có cơ chế hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước thì sẽ rất khó triển khai.
Dẫn chứng điều này, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết, nhìn từ Vinbus là tuyến buýt điện đầu tiên hoạt động có thể thấy nhiều khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong đó, khó nhất là về định mức đơn giá chưa có, tiêu chuẩn, tiêu chí chưa có. Bên cạnh đó, việc lắp ráp, sản xuất xe buýt điện cũng rất khó khăn, công nghệ phải nhập từ nước ngoài.
Nhìn ở góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông cho rằng, để “xanh hóa” không chỉ một doanh nghiệp, mà cả một mạng lưới giao thông công cộng, đòi hỏi chính sách phải phù hợp. Tuy nhiên, ông Phan Lê Bình cũng nêu quan điểm, để biết phương tiện có thân thiện với môi trường hay không, có tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch hay không thì cần nhận định rõ hơn. Nói cách khác, không phải phương tiện cứ chạy bằng điện là “xanh” hoàn toàn. Dẫn chứng điều này, ông Phan Lê Bình chia sẻ, hiện bức tranh tổng thể ngành năng lượng của Việt Nam vẫn còn 44% sử dụng nhiên liệu hoá thạch đốt than, đốt dầu, đốt khí để tạo ra điện. Bởi vậy, một chiếc xe buýt chạy bằng năng lượng điện thì vẫn còn khoảng 56% sử dụng năng lượng tái tạo là điện gió, điện mặt trời, 44% vẫn là nhiên liệu hoá thạch.
Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cũng nêu quan điểm, trước mắt để phương tiện “xanh” hơn thì bên cạnh việc dùng nhiên liệu gì để chạy xe thì cũng cần cả thái độ phục vụ, cung cách phục vụ của xe buýt. Phương tiện chỉ “xanh” trọn vẹn khi có sự kết hợp giữa phương tiện và chất lượng dịch vụ. “Xanh” là cả về phương tiện và con người./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10