“Xanh hóa” khu dân cư
Lan tỏa phong trào “Nhà sạch - ngõ đẹp” Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Nhiều mô hình, cách làm hay |
Biến điểm tập kết rác thành sân thể thao
Trong con ngõ 9, thuộc địa bàn khu dân cư số 3, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội từng tồn tại điểm tập kết rác tự phát trong suốt nhiều năm. Trên vỉa hè khu đất trống duy nhất trong con ngõ, rác thải phế liệu, rác thải sinh hoạt theo thói quen nhiều năm của người dân dồn thành đống ngày này qua ngày khác.
Một số người sống tại khu dân cư kể rằng, rác sinh hoạt chất đống khiến khu vực này rất nhếch nhác. Vào những ngày nắng nóng, mùi hôi bốc lên nồng nặc, còn ngày mưa, nước từ rác chảy lênh láng khắp đường, rất mất vệ sinh. Mặc dù chính quyền địa phương, tổ dân phố nhiều lần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định, tuy nhiên tình trạng đổ trộm rác thải vẫn tiếp diễn. Có đợt, chính quyền phải phối hợp công ty vệ sinh môi trường đặt xe thu gom rác, nhưng một số người vẫn vứt tràn lan, biến nơi đây thành điểm tập kết rác tự phát.
Ông Nguyễn Hữu Bằng (đứng ngoài cùng bên trái) cùng người dân khu dân cư số 3 bên công trình tranh bích họa, làm đẹp diện mạo khu phố. |
Nhận thấy tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ làm xấu mỹ quan đô thị, ông Nguyễn Hữu Bằng, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 3 đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng biến điểm tập kết rác thành sân thể thao phục vụ lợi ích cho cộng đồng cư dân, chỉ như vậy người dân mới có ý thức hơn.
Sau khi đề xuất được Ủy ban nhân dân phường Ngọc Khánh đồng ý, ông Bằng đã trực tiếp vận động từng hộ dân, cơ sở kinh doanh và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ xã hội hóa từ các hộ kinh doanh quanh khu vực. Tiếp đó là đảng viên, người dân có điều kiện cũng tham gia ủng hộ, trực tiếp được mời lên nhà máy chọn dụng cụ và báo giá. Tổ dân phố, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên nhanh chóng ra quân thu dọn điểm tập kết rác. Bản thân ông Bằng cũng trực tiếp xắn tay áo đẩy từng xe rác, chung tay dọn dẹp mặt bằng trước khi lắp đặt thiết bị tập thể dục tại đây.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chỉ trong một tháng, điểm tập kết rác đã được xóa bỏ, trở thành sân tập thể thao ngoài trời cho người dân. Từ tháng 8/2023, sân thể thao ngoài trời được khánh thành, thu hút đông đảo người dân trong khu dân cư tham gia, thậm chí người dân các khu lân cận cũng tìm tới tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
Ông Bằng chia sẻ, sau thành công của công trình sân thể thao ngoài trời, hiện ông đang ấp ủ xây bồn hoa, lắp thêm máy tập thể dục tại những khu đất trống trong khu dân cư. Ngoài việc giải quyết những vấn đề khó, ông còn tích cực vận động người dân tham gia vệ sinh môi trường, vẽ tranh bích họa “xanh hóa” khu dân cư, phòng chống sốt xuất huyết, xây dựng các quỹ khuyến học cho con em trên địa bàn...
Làm đẹp những con đường quê
Thôn Thống Nhất (xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội) giờ không còn là ngôi làng với những con đường gạch đá lởm chởm mà đã được thay bằng những con đường bê tông, sạch đẹp và thơ mộng. Người “thay áo mới” cho những bức tường cũ trên những con đường trong thôn là ông Lê Đức Lợi và ông Lê Văn Thắng.
Mặc dù không học qua trường lớp hội họa chuyên nghiệp nào, chỉ bằng năng khiếu và niềm đam mê, ông Lợi và ông Thắng đã góp phần thay đổi diện mạo làng quê đẹp hơn, khang trang hơn.
Ông Lợi kể, thời gian công tác tại Phòng Văn hóa huyện, Đan Phượng, ông đã rất mê vẽ tranh. Ai nhờ vẽ, ông đều vẽ hộ với tinh thần giúp là chính. Sau này khi về hưu, ông vẫn giữ niềm đam mê ấy, cái đẹp ai cũng thích, vì vậy khi nhìn những bức tường ẩm mốc, phủ đầy rêu phong ông đã quyết tâm vẽ lại, “thổi hồn” cho đường làng, ngõ xóm.
Ông Lê Đức Lợi với bàn tay khéo léo đã mang lại vẻ đẹp cho những con đường quê. |
Chia sẻ về quá trình tạo ra những bức bích hoạ cho những bức tường ở thôn, ông Lợi cho biết, một bức tranh tường hoàn chỉnh phải trải qua khá nhiều công đoạn như: Lên ý tưởng thiết kế, xử lý hiện trạng bức tường, dựng hình, lên màu, phủ keo bảo vệ. Màu sắc, phối cảnh và bố cục là yếu tố quan trọng, phải có chiều sâu, rõ ràng, tỉ lệ thật chuẩn thì bức tranh mới sống động như thật. Thời gian thi công một bức tranh thường là 1-2 ngày.
Với ông, việc khó nhất của vẽ một bức tranh tường là tranh được vẽ trên không gian lớn, đòi hỏi bố cục phải rõ ràng, nếu không nắm chắc từng đường nét cũng như bố cục, bức tranh sẽ không sống động, không thật. Tranh tường chủ yếu sử dụng sơn acrylic - một chất liệu an toàn, có độ bền cao, bám dính tốt và đa dạng về màu sắc. Việc pha chế màu tùy thuộc vào phong cách vẽ của mỗi người.
Với mong muốn góp chút sức nhỏ bé của mình trong việc tạo nên những con đường sáng - xanh - sạch - đẹp, ông đã vẽ lên những bức tranh tường miễn phí cho các tuyến đường trong thôn, xóm với diện tích khoảng gần 200m2, tương đương 15 triệu đồng. Cùng với cây cọ, lọ sơn, ông mang niềm đam mê vẽ tranh tường của mình đến mọi nơi trên địa bàn huyện.
“Nhìn những bức tường cũ kỹ được mang lên mình màu sắc mới ông thấy yêu đời hơn, niềm đam mê lại lớn hơn bất cứ khi nào hết. Với những bức tranh có tính phí, ông chỉ lấy đủ để mua dụng cụ, cái chính là được mang sắc màu nghệ thuật lên những bức tường. Và điều đặc biệt hơn cả là ông muốn gửi gắm qua từng nét trên bức tranh những thông điệp hữu ích tới người dân các chủ đề như: Bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng quê hương, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…”, ông Lợi bộc bạch.
Ông Bùi Quyết Chiến, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Thống Nhất cho biết: “Ông Lợi rất nhiệt tình trong các phong trào, cuộc vận động của thôn. Khi thôn cần là ông có mặt không quản thời gian,, mưa nắng. Trong cuộc vận động nhân dân trong thôn xây dựng tuyến đê kiểu mẫu; thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, ngoài tham gia vẽ tranh tường miễn phí, ông còn ủng hộ nhiều ngày công lao động. Ở ông có sự nhiệt huyết với các phong trào của thôn đáng được lan tỏa”.
Qua tìm hiểu được biết, hơn 4 năm gắn bó với việc vẽ tranh tường, nhiều tác phẩm của ông Lợi đã gắn liền với tên tuổi những con đường bích họa trên địa bàn huyện như đường Hủng, đường Tháp Thượng… Mỗi tác phẩm vẽ lên có kích thước, màu sắc và nội dung khác nhau nhưng đều mang trong mình một “chất quê”. Chất quê ấy chính là “hồn” mà ông Lợi “thổi” vào mỗi bức tường, tạo nên một Đan Phượng đáng sống với phong cảnh nên thơ và những con đường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn đang lan tỏa rộng khắp nơi đây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33