Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn

(LĐTĐ) Ngày 19/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.
Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục Đẩy mạnh phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng trường học Hà Nội: Kiến nghị rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu chính.

Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu chính.

Nhiều kết quả nổi bật

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm học 2023 - 2024 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang trên đà phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động hơn với đà tăng trưởng khá và nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026; thực hiện các nhiệm vụ công tác năm của Chính phủ, cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Đây là cũng thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành.

Được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chỉ đạo và định hướng quan trọng là “học thật, thi thật, nhân tài thật” và phương châm “nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh là trung tâm”; cùng sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương; sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh; đặc biệt với sự quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng, nỗ lực của các em học sinh, sinh viên toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2023 - 2024, trong đó có nhiều kết quả tốt đẹp, rất tích cực, có tác động gia tăng niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội.

Toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, góp phần đưa GD&ĐT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045. Quá trình triển khai 12 tháng qua đã đạt được hầu hết mục tiêu, kế hoạch; là một năm gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn nhận được ý kiến của các đại biểu, các ban, bộ, ngành Trung ương; các trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được của các địa phương. Trên cơ sở đó, tham đóng góp các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 và các nhiệm vụ trọng trách của ngành Giáo dục được Đảng và Nhà nước giao phó.

Thay mặt Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục. Theo đó, toàn ngành đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; qua đó đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển GD&ĐT trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW với 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, góp phần đưa GD&ĐT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Mạng lưới, quy mô trường, lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư. Các địa phương thực hiện rà soát, dồn dịch điểm trường lẻ, sát nhập trường có quy mô nhỏ để tập trung đầu tư, bảo đảm chất lượng giáo dục; chú trọng duy trì, mở rộng số lượng lớp học và bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố và giảm số phòng học tạm, mượn tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội).

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước. Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Khó khăn, vướng mắc trong việc phân công giáo viên và tổ chức dạy học các môn học mới đã cơ bản được tháo gỡ. Việc đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục. Đặc biệt là việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024 - 2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội, đặc biệt là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất, gắn với thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch thông tin theo quy định. Các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động, tích cực và trách nhiệm triển khai nhiều giải pháp nhằm chuẩn bị tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam; hình thành nhóm hợp tác liên minh các trường đại học hàng đầu về kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam. Qua đó, số lượng đăng ký tuyển sinh đại học năm 2024 tăng rõ rệt với gần 25 nghìn hồ sơ đăng ký các chuyên ngành về vi mạch bán dẫn; gần 125 nghìn hồ sơ đăng ký các chuyên ngành liên quan.

Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học. Đến nay, đã hoàn thành việc xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục từ mầm non, phổ thông, kết nối Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và bảo hiểm. Việc đẩy mạnh triển khai các ứng dụng trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (trong đó có việc thanh toán 100% lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến, thanh toán học phí không dùng tiền mặt) phục vụ học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng xã hội số trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Công tác soạn thảo một số văn bản còn chậm tiến độ; Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo còn hạn chế; Tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại hầu hết các địa phương, việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm, chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao, ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục…

12 nhiệm vụ trọng tâm

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng” với các nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, triển khai Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tham mưu và trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị. Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GD&ĐT. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để kịp thời tháo gỡ, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển GD&ĐT. Ưu tiên nguồn lực hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo. Thứ ba, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng.

Vượt thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025.

Thứ tư, bảo đảm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non; bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non. Thứ năm, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Thứ sáu, sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Thứ bảy, tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên. Thứ tám, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Thứ chín, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục; thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài cho GD&ĐT; tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục, đào tạo (PISA, PASEC...). Thứ mười, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành. Mười một, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GD&ĐT nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong GD&ĐT. Mười hai, tăng cường công tác truyền thông giáo dục; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua bảo đảm thiết thực, hiệu quả; chủ động phát hiện, biểu dương và nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn ngành…

“Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được lắng nghe những ý kiến phát biểu, thảo luận, đánh giá về kết quả đã đạt được, đồng thời nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, các đại biểu cũng đã tham gia đóng góp ý kiến, giải pháp để ngành Giáo dục làm tốt hơn nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Chính phủ giao cho, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, GD&ĐT có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính nền tảng trong việc hình thành và phát triển con người; qua đó góp phần quyết định sự vận động, phát triển của xã hội; là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự thành công về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - 1 trong 3 đột phá chiến lược cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng các thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thủ tướng cơ bản đồng ý nội dung báo cáo của Bộ GD&ĐT và ý kiến đóng góp của các đại biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, đạt theo yêu cầu thực tế. Nhìn chung, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Thay mặt ngành Giáo dục nói chung và lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói riêng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sẽ cùng ngành cụ thể hóa những chỉ đạo này thành các chỉ đạo cụ thể để triển khai trong năm học 2024 - 2025. Đặc biệt, ngành sẽ quán triệt quan điểm, tinh thần định hướng chỉ đạo của Thủ tướng là “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD&ĐT cũng đã lắng nghe, ghi chép các ý kiến trao đổi của các đại biểu. Bộ GD&ĐT sẽ chắt lọc và tiếp thu trong quá trình triển khai sắp tới.

“Năm học 2024 - 2025, cùng với cả nước, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ lớn được giao tại Nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tiếp tục đổi mới GD&ĐT. Năm học mới với tinh thần đề cao kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng, toàn ngành Giáo dục sẽ ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt hơn và hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.

Ghi nhận những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, khó khăn, đồng thời nêu một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Chẳng hạn như: Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới (trường lớp học, trang thiết bị, sách giáo khoa, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn...); tổ chức tốt Lễ khai giảng ngày 5/9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới. Đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Tập trung tổ chức triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách về đổi mới GD&ĐT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ GD&ĐT tập trung xây dựng dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8; xây dựng Chiến lược phát triển GD&ĐT và các quy hoạch giáo dục, đào tạo. Tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, cùng các bộ, cơ quan, địa phương chuẩn bị thật kỹ để tổ chức kỳ thi bảo đảm chất lượng, an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, tạo thuận lợi nhất cho học sinh. Đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển GD&ĐT. Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm…

Nhấn mạnh giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, Thủ tướng đề nghị cần xác định rõ và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”.

Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới.

Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, Thủ tướng chúc toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo luôn phát huy tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

(LĐTĐ) Sơn Tây là vùng đất lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa. Dấu ấn lịch sử 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) là cơ hội mới, sức sống mới để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây phát huy hơn nữa truyền thống quê hương, nắm bắt thời cơ, lợi thế, khai thác tiềm năng, chung sức, chung lòng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh.
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

(LĐTĐ) Sáng 20/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, biểu dương chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 2019-2024 và trao giải Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu truyền thống Công đoàn Quảng Bì
Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình vinh dự được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận 13/13 chỉ tiêu công tác đạt xuất sắc, xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.
Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo thực hiện phương án phân luồng tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ (đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng An) thuộc dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên từ ngày 20/8 để giảm ùn tắc.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

(LĐTĐ) Rạng sáng, dọc đường Xóm Rượu, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa la liệt những liếp bánh tráng mùi thơm nồng nàn. Trong lò bánh, những phụ nữ đang luôn tay vừa tráng, vừa gỡ những lớp bánh mỏng trên mặt nồi nước sôi nghi ngút khói.
TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

(LĐTĐ) Năm nay, thời gian nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ bắt đầu từ ngày 31/8 (thứ Bảy) đến hết 3/9 (thứ Ba), nên việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ lùi lại vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định.

Tin khác

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Các bước xác nhận nhập học trực tuyến sau khi biết điểm chuẩn đại học

Các bước xác nhận nhập học trực tuyến sau khi biết điểm chuẩn đại học

(LĐTĐ) Sau khi biết điểm chuẩn đại học, thí sinh cần lưu ý thực hiện đúng và đủ 6 bước để xác nhận nhập học trực tuyến.
Học phí một số trường đại học tăng "chóng mặt"

Học phí một số trường đại học tăng "chóng mặt"

(LĐTĐ) Sau ba năm không tăng, năm học 2024-2025 nhiều trường đại học sẽ tăng học phí. Có một số trường đã tăng học phí từ học kỳ II năm nay.
Sau khi biết điểm chuẩn đại học, thí sinh cần làm gì?

Sau khi biết điểm chuẩn đại học, thí sinh cần làm gì?

(LĐTĐ) Tra cứu kết quả trúng tuyển, xác nhận nhập học trực tuyến, nhập học... là những bước quan trọng thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn đại học năm 2024.
Trường Đại học Giao thông vận tải công bố điểm trúng tuyển năm 2024

Trường Đại học Giao thông vận tải công bố điểm trúng tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Tối 17/8, Trường Đại học Giao thông vận tải công bố điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.
Trường Đại học Điện lực thông báo điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2024

Trường Đại học Điện lực thông báo điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 17/8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Điện lực thông báo điểm trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 và hướng dẫn xác nhận nhập học trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Điểm chuẩn năm 2024 của Nhà trường cao nhất là 24,00 điểm thuộc về các ngành: Thương mại điện tử và Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử.
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024

Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2024

(LĐTĐ) Sau khi kết thúc lọc ảo, các trường đại học đã bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cho các ngành, chương trình đào tạo.
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Điểm chuẩn trúng tuyển vào các chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội khá sát so với mức nhà trường đã dự báo. Hầu hết thí sinh đã tận dụng tối đa cơ hội để xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội khi sử dụng cả điểm thi đánh giá tư duy (ĐGTD) và điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (TN THPT).
Tuyên dương 231 gương học sinh, sinh viên, người lao động tiêu biểu trong học tập năm 2024

Tuyên dương 231 gương học sinh, sinh viên, người lao động tiêu biểu trong học tập năm 2024

(LĐTĐ) 213 gương học sinh, sinh viên và người lao động có tinh thần tự học, sáng tạo tiêu biểu năm 2024 đã được Hội Khuyến học Hà Nội biểu dương, khen thưởng.
Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành 168,4 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới

Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành 168,4 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới

(LĐTĐ) Cho đến thời điểm này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 và đã chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, cung ứng tới các địa phương trong cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động