Vĩnh Phúc phát huy lợi thế Vùng để phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Để góp phần thúc đẩy Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm là̀ đô thị quan trọ̣ng của cả nướ́c, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu sớm triển khai một số nhiệm vụ trọ̣ng tâm. Chào đón Xuân mới 2022, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xung quanh chủ đề này.
Vĩnh Phúc có thêm Tổ hợp Khách sạn và Trung tâm hội nghị quy mô hàng đầu miền Bắc 608 y, bác sĩ tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ huyện Mê Linh trong công tác phòng, chống dịch

Phóng viên: Xin đồng chí Bí thư khái quát một số nét nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà thời gian qua?

Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là các khó khăn do tác động của dịch Covid-19…

Vĩnh Phúc phát huy lợi thế Vùng để phát triển nhanh, bền vững
Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Song vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự điều hành năng động của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt và vượt 18/19 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 tăng 8,02% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 32.000 tỷ đồng, đạt 104,55% dự toán, trong đó thu nội địa 27.674 tỷ đồng, đạt 102,39% dự toán.

Thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả rất tích cực, năm 2021 dự kiến thu hút được 57 dự án mới, trong đó có 35 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt trên 1 tỷ USD bằng 253,75% kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020 và 22 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 16,57 nghìn tỷ đồng bằng 301% kế hoạch, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt năm 2021 tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào các lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến chế tạo, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cụm công nghiệp, nông nghiệp,... đây là những dự án được xác định là động lực tăng trưởng cho tỉnh.

Các giải pháp phát triển toàn diện ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Cải cách hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…

Phóng viên: Vĩnh Phúc là một trong 10 tỉnh, thành nằm trong Vùng Thủ đô. Được biết, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Vĩnh Phúc xác định 28 chỉ tiêu chủ yếu, 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá. Vậy tỉnh đã, đang và sẽ tập trung khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế vị trí địa lý Vùng Thủ đô thế nào để Vĩnh Phúc trở thành địa phương giàu mạnh, góp phần thúc đẩy Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực?

Vĩnh Phúc phát huy lợi thế Vùng để phát triển nhanh, bền vững
Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan: Vĩnh Phúc là một trong 10 tỉnh, thành nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đô và được xác định là 1 trong 3 cực phát triển của vùng (Hà Nội - Quảng Ninh - Vĩnh Phúc); là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Tận dụng lợi thế địa lý, nhất là về giao thông như nằm liền kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, có tuyến đường cao tốc thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 2 đi dọc từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh; đường thủy có sông Lô, sông Hồng để vận chuyển hàng hóa,… Vĩnh Phúc luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, là điểm đến hấp dẫn, lý tưởng và an toàn cho các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư với thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Toyota, Honda, Piaggio đã hoạt động thành công tại tỉnh, đồng thời đang tiếp tục mở rộng dự án với quy mô lớn, tạo sức hút hấp dẫn kéo theo nhiều dự án vệ tinh đến Vĩnh Phúc.

Chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ logistics xung quanh tuyến đường sắt và đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với trọng tâm là Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có quy mô lớn nhất khu vực phía Bắc sẽ tạo nên “mắt xích” quan trọng trong chuỗi logistics trong vùng, kết nối các phương thức vận tải để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tính đến năm 2021, Vĩnh Phúc đã có 14 khu công nghiệp được quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với 429 dự án FDI có tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia châu Âu và 824 dự án DDI có tổng vốn đầu tư là gần 110 nghìn tỷ đồng.

Trong nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành một số vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi quy mô tập trung, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có thương hiệu đã được xuất khẩu... Nhìn chung, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã đáp ứng tốt cho thị trường Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trong phát triển thương mại, dịch vụ, tỉnh đã và đang hình thành nhiều cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại; các dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối thông suốt với các tỉnh, thành phố trong vùng. Hạ tầng các khu du lịch trọng điểm như: Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải,… đã và đang được đầu tư, nâng cấp; các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội tâm linh, du lịch cộng đồng (homestay), du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch nông thôn. Cạnh đó, lĩnh vực y tế, giáo dục cũng có bước phát triển vượt bậc…

Từ những thành quả trên, có thể khẳng định, sự phát triển của Vĩnh Phúc những năm qua không thể tách rời sự phát triển của Vùng Thủ đô, với vị trí nằm sát Thủ đô Hà Nội mở ra cơ hội cho Vĩnh Phúc đón các nhà đầu tư từ Thủ đô về đầu tư tại tỉnh. Thời gian tới, để tiếp tục khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của Vùng Thủ đô và duy trì vai trò quan trọng thúc đẩy Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm là đô thị quan trọng của cả nước, Vĩnh Phúc tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống quy hoạch của tỉnh trong đó tập trung hoàn thành Quy hoạch tỉnh đến năm 2030 theo hướng kết nối liên thông với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô Hà Nội và là cửa ngõ giao thương giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với thành phố Hà Nội.

Vĩnh Phúc phát huy lợi thế Vùng để phát triển nhanh, bền vững
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, Vĩnh Phúc sẽ tận dụng cơ hội Vùng Thủ đô để phát triển nhanh, bền vững. (Ảnh CTV)

Thứ hai: Đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận như cầu Vân Phúc qua sông Hồng, đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh, đường từ Phúc Yên đi Sóc Sơn, kết nối cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường Vành đai 5, Vùng Thủ đô... tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, rút ngắn cự ly không gian giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành xung quanh.

Thứ ba: Chú trọng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ logistics xung quanh tuyến đường sắt và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với trọng tâm là Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có quy mô lớn nhất khu vực phía Bắc sẽ tạo nên “mắt xích” quan trọng trong chuỗi logistics trong vùng, kết nối các phương thức vận tải để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ tư: Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược để khai thác tốt tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch, phát triển các khu đô thị sinh thái, dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng cao để thu hút các chuyên gia giỏi từ Hà Nội, người nước ngoài đến sinh sống, làm việc, nghỉ dưỡng tại Vĩnh Phúc.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

VŨ QUẾ (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động