Vinh danh 3 nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2023
Vinh danh 135 nhà giáo đạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 7 Sẽ vinh danh nhiều tấm gương người cao tuổi làm kinh tế giỏi, tích cực chuyển đổi số |
Ba nhà khoa học nữ được vinh danh. |
Từ năm 2009, Giải thưởng khoa học L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã được giới thiệu đến Việt Nam nhằm hỗ trợ khuyến khích việc nâng cao kiến thức khoa học, sự sáng tạo và đam mê từ “một nửa của thế giới” là những nhà khoa học nữ trên toàn thế giới.
Trong suốt 14 năm qua, giải thưởng khoa học được dành riêng cho nữ giới này đã vinh danh 38 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam qua những nghiên cứu được đánh giá là có ý nghĩa khoa học quan trọng, góp phần cải thiện và thay đổi cuộc sống của cộng đồng và thể hiện niềm đam mê của họ với nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam sẽ tiếp tục được đề cử cho các giải thưởng quốc tế và Việt Nam đã liên tục được xướng tên cho giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng quốc tế trong năm 2015, 2018 và 2022 qua những nghiên cứu được Hội đồng Khoa học thế giới đánh giá cao về tiềm năng và ý nghĩa của các đề án để mang lại một thế giới tốt đẹp hơn.
Giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2023 đã được Hội đồng Khoa học quốc gia trao cho 3 nhà khoa học trẻ xuất sắc trong 2 lĩnh vực Khoa học Vật liệu và Khoa học Sự sống. Ứng viên đạt giải được bình chọn qua thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật, tính hiện đại và mới mẻ của đề tài cũng như tính ứng dụng và tiềm năng của các đề án nghiên cứu. Giải thưởng có giá trị 150 triệu đồng cho mỗi ứng viên đạt giải.
3 nhà khoa học nữ xuất sắc được vinh danh gồm: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Trưởng Bộ môn Hóa lý, Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế) và TS Trần Thị Kim Chi (Trưởng phòng Hiển vi điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
Nhà khoa học nữ thứ nhất được vinh danh là PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài. Hướng nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài là phát triển quy trình phát hiện gen kháng kháng sinh (ARG) của trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa trực tiếp từ các mẫu lâm sàng bằng kỹ thuật PCR giọt kỹ thuật số. Nghiên cứu của PGS.TS Thu Hoài sẽ hướng đến việc phát triển các xét nghiệm mới để phát hiện nhanh sự hiện diện của các gen kháng kháng sinh ngay trên mẫu lâm sàng, hỗ trợ tốt hơn cho các y bác sĩ trong chẩn đoán kháng thuốc và gợi ý sử dụng thuốc, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị, giảm sự phát triển và lây lan của tính kháng thuốc, đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài là tác giả và đồng tác giả của 3 chương sách và 72 bài báo với 25 bài báo ISI/Scopus trong lĩnh vực nghiên cứu hệ protein (proteomics) và kháng thuốc.
Nhà khoa học nữ thứ hai được vinh danh là PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung sẽ hướng đến việc Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn và ức chế hội chứng bệnh từ cây dược liệu đặc hữu ở Việt Nam, tìm ra mối tương quan giữa hợp chất tự nhiên và cấu trúc protein. Mục tiêu của nghiên cứu là sàng lọc các hợp chất tự nhiên từ một số cây dược liệu mới và đặc hữu tại Việt Nam như Gừng đen, Trứng nhện, Tỏi đá Phong Điền, Bồ công anh Việt Nam, nấm dược liệu… và khảo sát chi tiết cấu trúc, tính chất hóa học, tính chất dược lý và hoạt tính sinh học của hợp chất tự nhiên. Từ đó đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn và hội chứng bệnh (Alzheimer, tiểu đường, …) của các hợp chất tự nhiên và so sánh với thuốc đối chứng bằng tính toán hóa lượng tử kết hợp với các kỹ thuật mô phỏng hiện đại để tìm ra mối tương quan giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là hướng đến việc xây dựng bộ dữ liệu về cấu trúc, tính chất của hợp chất tự nhiên tiềm năng trong ức chế vi khuẩn và một số hội chứng bệnh, làm cơ sở khoa học đáng tin cậy cho các nghiên cứu chuyên sâu về dược chất thiên nhiên và hóa dược để bào chế thuốc có nguồn gốc tự nhiên ứng dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh, giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Đề tài của PGS.TS Ái Nhung được đánh giá là có ý nghĩa trong việc đóng góp các chất có hoạt tính sinh học cho kho tàng hóa học các hợp chất thiên nhiên, gợi mở những vấn đề thú vị cho nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và, tạo cơ sở ứng dụng dữ liệu tính toán áp dụng đối với các hợp chất trong nghiên cứu y sinh, dược học. PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung đã công bố 37 công trình Quốc tế trong đó có 27 công trình đứng tên đầu, là đồng tác giả của 3 sách chuyên ngành, chủ nhiệm 4 đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhà khoa học nữ thứ ba là TS Trần Thị Kim Chi. Từ trước các nghiên cứu cải tiến công nghệ pin để đạt được sự an toàn, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường với loại pin xạc không dùng liti trong công nghệ lưu trữ điện năng đang là hướng nghiên cứu quan trọng trong ngành Khoa học Vật liệu.
Mục tiêu trong nghiên cứu của TS Trần Thị Kim Chi là tìm hiểu tính chất của thế hệ pin mới là loại pin ion kim loại đa hóa trị, sử dụng vật liệu nano MnO2 lai hóa với graphene làm vật liệu điện cực dương để thay thế cho các loại pin hiện hành do chi phí sản xuất thấp và sự phong phú của các kim loại đa hóa trị. Cơ chế làm việc của pin ion kim loại cho thấy vật liệu điện cực là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất điện hóa của thiết bị và các vật liệu oxit kim loại chuyển tiếp lai hóa graphene cho thấy tiềm năng lưu trữ cùng tốc độ phản ứng điện hóa khá nhanh (xạc nhanh). Với sự đa dạng trong thiết kế cấu trúc, tổng hợp từ nguyên vật liệu ban đầu rẻ tiền, đây sẽ là lớp vật liệu điện cực Dương thân thiện với môi trường, trách được việc khai thác mỏ gây ô nhiễm môi trường của các kim loại chuyển tiếp độc hại như coban trong pin ion liti và chì trong pin acid chì đang sử dụng hiện nay.
TS Trần Thị Kim Chi là tác giả của 52 bài báo quốc tế, 23 bài báo trong nước và chủ trì 8 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và quốc gia với hướng nghiên cứu trọng tâm trong lĩnh vực quang - điện tử, và gần đây là nghiên cứu chế tạo cửa sổ điện sắc kết hợp với lưu trữ năng lượng.
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12