Viết tiếp bản hùng ca lịch sử
"Bản hùng ca chiến thắng" - "Điện Biên Phủ trên không", sức mạnh của hào khí Thăng Long - Hà Nội Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Vang mãi bản hùng ca bất diệt |
Trưng bày do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng trở về của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (1973 - 2023); 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023). Trưng bày “Phút hồi sinh” được thể hiện qua 3 nội dung: “Mở cửa ngục tù”, “Ngày chiến thắng trở về”, “Viết tiếp bản hùng ca”.
Nhiều du khách tham quan trưng bày “Phút hồi sinh”. |
Ở phần “Mở cửa ngục tù” đã hé lộ nhiều thủ đoạn tàn khốc nhằm đày ải về thể xác, tinh thần các chiến sĩ của chúng ta. Theo đó, sau năm 1954, hệ thống nhà tù, trại giam được đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập khắp miền Nam. Sáu nhà tù, trại giam được mệnh danh là “địa ngục trần gian” lớn nhất miền Nam là: Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Phú Lợi, Tân Hiệp, Thủ Đức. Trong đó, Nhà tù Côn Đảo (1955 - 1975) là nơi kẻ địch áp dụng nhiều thủ đoạn thâm độc và tàn bạo nhất. Những người tù bị hành hạ suốt ngày đêm, chết dần chết mòn trong các chuồng cọp, xà lim. Ngày 25/5/1970, một phần sự thật về chuồng cọp trong nhà tù đã bị phanh phui trước dư luận quốc tế qua sự tố cáo của những học sinh, sinh viên trở về từ Nhà tù Côn Đảo.
Người xem thực sự ám ảnh khi đọc những lời tường thuật của hai dân biểu Mỹ Augustus Hawkins và William Anderson khi đến thăm Nhà tù Côn Đảo, ngày 2/7/1970: “Khoảng 500 người bị giam trong các chuồng cọp, có nhiều phụ nữ từ 15 đến 70 tuổi, có cả những bà già bị mù mắt… Họ bị giam giữ chỉ vì đấu tranh cho hòa bình. Họ bị bỏ đói, bỏ khát, bị nhốt như những con vật trong các chuồng cọp. Họ bị ngạt thở vì người ta tung vôi bột vào trừng phạt họ… Trong 7 tháng, họ chỉ được ăn rau có 3 lần. Đó là sự đối xử kinh khủng nhất đối với con người mà chúng tôi chưa bao giờ thấy”.
Còn tại Trại giam tù binh Phú Quốc (Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam/Phú Quốc, 1967 - 1973) là trại giam lớn nhất của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Đây là nơi giam gần 40.000 lượt tù binh, nơi thấm đẫm máu đào của gần 4.000 chiến sĩ bị sát hại. Trại có 12 khu giam với gần 500 ngôi nhà làm bằng tôn, bao quanh là nhiều lớp rào kẽm gai, các vọng gác, quân cảnh canh gác 24/24h. Tại đây, kẻ địch thẳng tay đàn áp người tù bằng mọi thủ đoạn, có cả kiểu hiện đại và kiểu thời trung cổ. Nhưng những hình thức tra tấn ấy đã không khuất phục được sự kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.
Sau thất bại liên tiếp ở các chiến trường, đặc biệt là cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng không quân ra miền Bắc (12/1972), Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Đây là mốc son lịch sử, mở đường cho ngày trở về của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày.
Ở phần “Ngày chiến thắng trở về”, không gian trưng bày chuyên đề nổi bật với tổ hợp cổng chào, tái hiện lại thời khắc lịch sử trao trả các chiến sĩ cách mạng bên bờ sông Thạch Hãn năm 1973. Bên dòng Thạch Hãn, từ nhiều trại giam, các chiến sĩ được đưa đến bờ Nam sông Thạch Hãn (Quảng Trị) dưới sự giám sát của Ban Liên hợp Quân sự bốn bên và các giám sát viên quốc tế. Tại đây, hàng nghìn chiến sĩ đã được trao trả cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong nhiều đợt. Dẫu thân thể không còn lành lặn, nhiều chiến sĩ vẫn giương cao khẩu hiệu, hát vang các bài ca cách mạng. Được trở về cũng như lần thứ hai được sinh ra, nước mắt của những người tù tưởng đã kiệt khô lại trào ra chan chứa.
Ngày trở về tự do hôm đó đã in dấu suốt cuộc đời của nữ tù binh Võ Thị Thắng, sau này bà là Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch: “Trời Lộc Ninh xanh ngắt, cao vời vợi, ánh nắng mặt trời và hơi ấm của đồng đội làm tôi ngất ngây, bồi hồi. Nhớ đến bản án 20 năm khổ sai mà kẻ địch gán cho tôi 6 năm về trước, bất giác tôi mỉm cười”. Hay đồng chí Lê Văn Thức là một trong những tử tù được trở về đất liền vào tối 4/5/1975. Sáng ngày 5/5, tàu cập cảng Vũng Tàu, khi đang chờ để làm thủ tục thì nghe có tiếng loa gọi: “Ai là Lê Văn Thức, ra có người nhà gặp”. Khi bước ra sân, đồng chí ngỡ ngàng khi thấy má đứng đó. Hơn 7 năm qua, tưởng con đã chết và giờ được gặp lại con, má chỉ biết ôm con và khóc. Nhiếp ảnh gia Lâm Hồng Long đã chớp lấy khoảnh khắc xúc động đó và đặt tên cho bức ảnh là “Mẹ con ngày gặp lại” (hay còn gọi là “Ngày hội ngộ”)”.
Phần cuối “Viết tiếp bản hùng ca” thể hiện nỗ lực vươn lên trong quá trình học tập, công tác của các chiến sĩ sau ngày trở về. Họ luôn nhớ về những đồng đội đã hy sinh tại nơi “địa ngục trần gian” năm xưa với nhiều hoạt động tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, thăm hỏi các bạn tù có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, hàng năm, Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, tri ân các cựu tù chính trị, cựu tù binh để cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời đấu tranh gian khổ, hào hùng không thể nào quên.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40