Việt Nam tham vấn kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách và sửa đổi Luật bảo hiểm y tế
Cùng tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Phương - Chuyên gia lĩnh vực Tài chính y tế và bảo hiểm y tế (WHO tại Việt Nam), đại diện Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương; bà Marielle Phe Goursat - Giám đốc dự án ILO-LUX về Hỗ trợ mở rộng bảo trợ y tế xã hội tại Đông Nam Á; đại diện Văn phòng An ninh Y tế Quốc gia và Chương trình Chính sách Y tế Quốc tế, Thái Lan; đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); đại diện các Vụ, Ban của BHXH Việt Nam; đại diện BHXH các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng; đại diện các bệnh viện: Đa khoa Xanh Pôn, Hữu Nghị,…
Quang cảnh hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, trong chặng đường 30 năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, độ bao phủ tăng dần qua các năm và đảm bảo mục tiêu bao phủ toàn dân, quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Nếu như các năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, thì đến năm 2021 độ bao phủ đã đạt 91% dân số.
"Đây là một trong những thành tựu có sự đóng góp không nhỏ của ngành BHXH Việt Nam”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn nhấn mạnh.
Song hành với đó, việc đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ. Hàng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Năm 2020-2021 do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách Nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn (phải ảnh) phát biểu tại hội thảo. |
Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, việc thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như: Độ bao phủ tuy rộng nhưng phát triển còn thiếu tính bền vững; mức đóng BHYT xét về tỷ lệ/thu nhập là cao tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với yêu cầu thực tiễn, trong khi quyền lợi liên tục được mở rộng, nâng cao cho người bệnh; chưa đảm bảo sự hài hòa cân đối giữa năng lực của các cơ sở khám chữa bệnh, vẫn còn dòng người khá lớn đi khám chữa bệnh ở bên ngoài... Phát sinh từ thực tiễn cho thấy còn nhiều bất cập từ luật BHYT, vì vậy phải có sửa đổi, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế này.
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park cho biết, BHYT toàn dân là mục tiêu chung của bất kỳ hệ thống y tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, BHYT là một biện pháp hữu hiệu để bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu cho tất cả mọi người và bảo vệ tài chính cho tất cả mọi người khi sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết.
“Việt Nam hiện đã có 91% dân số tham gia BHYT. Đây là một thành tích đáng ghi nhận", ông Kidong Park cho biết.
Theo ông Kidong Park, Việt Nam vẫn cần phấn đấu đạt 100% tỷ lệ bao phủ BHYT, nghĩa là đạt hơn 9% dân số còn lại, cũng như duy trì mức bao phủ hiện tại một cách bền vững là một ưu tiên trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT. Đồng thời, Việt Nam cần thực hiện chức năng bảo vệ tài chính của cơ chế BHYT mạnh mẽ hơn nữa. Tình trạng người bệnh tự thanh toán tiền viện phí vẫn còn rất cao và một số dữ liệu cho thấy nó đang có xu hướng ngày gia tăng. Để tiệm cận với mục tiêu BHYT toàn dân, Việt Nam cần suy nghĩ về cách thức đổi mới ngoài cách làm thông thường, để tiếp cận các khu vực phi chính thức bất kể họ làm gì, ở đâu, họ sẽ vẫn được đóng BHYT…
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam (phải ảnh) phát biểu tại hội thảo. |
Ông Kidong Park cũng nhấn mạnh: “WHO cam kết hợp tác với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các đối tác quan trọng khác để hướng tới mục tiêu cải thiện sức khỏe người dân Việt Nam. Để làm được như vậy, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần phải làm việc cùng nhau và được trao quyền.”
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT và vai trò của cơ quan quản lý quỹ trong việc tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách BHYT; những nội dung dự kiến sửa đổi Luật BHYT lần này; cũng như, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vai trò, mô hình hoạt động, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý quỹ BHYT; mô hình hoạt động của cơ quan giám định BHYT, kinh nghiệm tổ chức hoạt động giám định BHYT và khuyến nghị cho Việt Nam…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Kỳ cuối: Tăng cường giám sát để người lao động có cơ hội mua nhà
Longform 29/10/2024 11:04
Kỳ 2: Tìm nguồn cung cho nhà ở xã hội
Longform 28/10/2024 09:05