Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài

(LĐTĐ) Hiện nay, tại một số địa phương, số người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động chọn hưởng BHXH một lần, trong đó, nguyên nhân chính được đưa ra đó là cuộc sống còn nhiều khó khăn, cần tiền để trang trải các khoản chi tiêu. Tuy nhiên, nhiều người lao động chưa lường trước được những hệ lụy, thiệt thòi về lâu dài khi hưởng BHXH một lần.
Công đoàn vào cuộc góp phần giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần Rút bảo hiểm xã hội một lần cần cân nhắc kỹ Người lao động nên tránh tình trạng chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già

Được việc trước mắt…

Chị Nguyễn Thị Hồng (nhân viên một Công ty du lịch ở Hà Nội, vừa quyết định về quê lập nghiệp), qua một người quen giới thiệu, gọi điện đến tôi nhờ tư vấn, hỗ trợ thủ tục hưởng BHXH một lần. Lý do chính chị đưa ra là gần đây do dịch bệnh, lĩnh vực chị làm không có việc, thu nhập giảm sút; nay chị cần tiền để đảm bảo cuộc sống gia đình, phần còn lại định hùn vốn làm ăn.

Nhìn sổ BHXH đã tham gia được hơn 15 năm của chị, mặc dù tôi đã phân tích thiệt hơn, nhưng chị Hồng vẫn quyết định nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần vì số tiền được hưởng, đang rất cần với gia đình chị hiện nay.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài
Người lao động luôn mong muốn được đảm bảo việc làm và đầy đủ các chính sách, chế độ theo quy định của Luật.

Không riêng chị Hồng, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhiều người lao động đang có xu hướng “chọn hưởng BHXH một lần” như giải pháp cứu cánh để giải quyết các nhu cầu từ cuộc sống.

Tại Hội nghị tư vấn, đối thoại với người lao động, cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động về thực hiện chính sách, pháp luật BHXH diễn ra ngày 8/4 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức, ông André Gama - Phụ trách chương trình An sinh xã hội của ILO Việt Nam cho biết: Nghiên cứu từ ILO cho thấy, 60% phụ nữ rút BHXH một lần trong năm 2019 là phụ nữ dưới 35 tuổi. Việc tăng chi phí nuôi con và giảm sút thu nhập do mất việc làm chính là nguyên nhân lớn nhất ở Việt Nam khi rút BHXH một lần.

Cũng theo ông André Gama, trong nghiên cứu do ILO Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trả lời câu hỏi tại sao họ lại làm như vậy, có nhiều trường hợp cho biết: Khi sinh con, gia đình không có đủ tiền để nuôi con. Họ quyết định đẻ con và 1 trong 2 người nghỉ việc, hưởng BHXH một lần, lấy tiền nuôi con trong một vài năm đầu. Do vợ là người có thu nhập thấp hơn và là người chủ yếu làm công việc chăm sóc trong gia đình, nên họ quyết định người vợ sẽ nghỉ việc để lấy BHXH một lần.

Nhận định về tình trạng gia tăng số người lao động hưởng BHXH một lần, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, người lao động nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời bỏ hệ thống BHXH, tự tước bỏ quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây là một thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại trong việc đảm bảo quyền lợi và chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.

… nhưng hệ lụy lâu dài

Tuy nhiên, thời gian qua, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động khiến số người lao động lựa chọn hưởng BHXH một lần đang tăng lên. Điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt và dẫn tới những hệ lụy lâu dài của bản thân người lao động.

Trước tình hình trên, BHXH Việt Nam khuyến cáo người lao động không nên vì khó khăn trong đợt dịch bệnh mà chọn hưởng BHXH một lần, vì sẽ "lợi trước mắt, thiệt thòi lâu dài".

Theo BHXH Việt Nam, khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu.

Thứ nhất, nếu nhận BHXH một lần, sau này khi tham gia lại BHXH, người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH, mà tính là thời gian đóng BHXH mới. Như vậy, người lao động mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động hoặc nếu khi nghỉ hưu vẫn đủ thời gian được hưởng lương hưu thì do thời gian đóng BHXH ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, mất nguồn tài chính hỗ trợ và ổn định cuộc sống lâu dài khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động.

Thứ hai, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu (độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người), người lao động được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí (người nghỉ hưu có lương hưu không phải tự mua thẻ bảo hiểm y tế) và được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Khi người hưởng lương hưu không may qua đời thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu chết và thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.

Thứ ba, khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ đóng của Nhà nước. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định.

Thứ tư, việc nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi với 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Thứ năm, người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp nào giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh?

Chia sẻ giải pháp hạn chế tình trạng rút BHXH một lần tại Việt Nam, giữ người lao động ở lại với hệ thống an sinh, đảm bảo quyền lợi lâu dài, ông André Gama - Phụ trách chương trình An sinh xã hội của ILO Việt Nam cho rằng, cần phải tìm cách củng cố hệ thống an sinh xã hội, bổ sung một số chế độ an sinh đảm bảo giải quyết vấn đề mà người lao động phải đối mặt - những vấn đề mà họ chỉ giải quyết được bằng cách rút BHXH một lần.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài

Thông qua các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn tổ chức, các chuyên gia đến từ BHXH thành phố Hà Nội đã kịp thời giải đáp để người lao động hiểu rõ những quyền lợi mình được thụ hưởng khi tham gia BHXH.

Từ góc độ tổ chức đại diện người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Tình trạng số người hưởng BHXH một lần nhiều và có xu hướng gia tăng đang đặt ra những thách thức rất lớn đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ” và “hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân”.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi và chế độ an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Công đoàn chủ động nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhất là nắm bắt những khó khăn liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động để kịp thời có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH, những thiệt hại và hệ lụy khi nhận BHXH một lần để người lao động cân nhắc khi quyết định hưởng BHXH một lần.

Đặc biệt, Công đoàn các cấp cần chủ động, tích cực tham gia với chuyên môn đồng cấp đảm bảo việc làm bền vững, tiền lương, thu nhập ổn định, môi trường làm việc tốt… cho người lao động. Chỉ khi đời sống người lao động và gia đình họ được đảm bảo, người lao động sẽ yên tâm ở lại với hệ thống BHXH, không nghĩ tới giải pháp tình thế là chọn hưởng BHXH một lần.

Về lâu dài, để người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, để chính sách BHXH thực sự trở thành điểm tựa khi về già của người lao động, ông Lê Đình Quảng cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH một cách đồng bộ, như xem xét: Tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Xem thêm
Phiên bản di động