Viện Pháp tại Hà Nội: Chuyển địa điểm mới, sáng tạo mới

(LĐTĐ) Sau 20 năm toạ lạc trên toà nhà biểu tượng số 24 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Viện Pháp tại Hà Nội sẽ chuyển đến địa điểm mới. Dù ở địa điểm nào đi nữa vẫn, nơi đây vẫn là địa chỉ quen thuộc và thân thương đối với người dân Thủ đô và tất cả những người yêu văn hóa, nghệ thuật Pháp.
Nhiều sự kiện sẽ diễn ra trong Tháng nhiếp ảnh Photo Hà Nội '21 Thưởng thức chuyến tàu âm nhạc "Việt Nam truyền thống và đương đại: 1011 - 2021" Viện Pháp tại Hà Nội chính thức mở cửa từ 1/6

Sáng nay (8/4), Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo về việc chuyển địa điểm Viện Pháp tại Hà Nội sau 20 năm toạ lạc trên toà nhà biểu tượng số 24 Tràng Tiền.

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ chuyển địa điểm mới từ ngày 6/5 tới đây tại số 15 Thiền Quang (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) trong một biệt thự lớn có từ nửa đầu thế kỷ XX mang dấu ấn di sản kiến trúc chung Pháp Việt, được bảo tồn và tu bổ nhiều trong khuôn khổ chuyển địa điểm này.

L’Espace Campus France, bộ phận tư vấn cho sinh viên mong muốn du học Pháp, hoạt động trong một biệt thự khác tại số 8 Thiền Quang, chỉ cách Trường tiếng Pháp mới ở số 15 Thiền Quang vài mét.

Viện Pháp tại Hà Nội: Chuyển địa điểm mới, sáng tạo mới
Toàn cảnh buổi họp báo.

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết, việc chuyển địa điểm này nằm trong chiến lược mới của Viện Pháp tại Việt Nam nhằm đổi mới sáng tạo theo ba hướng chính.

Thứ nhất, đi gặp gỡ công chúng mới. Hai cơ sở mới của Viện Pháp không có hội trường cũng như không có phòng triển lãm bởi vì từ nay trở đi, chương trình văn hóa của Viện Pháp sẽ được tổ chức ở bên ngoài cơ sở. Thực vậy, Viện Pháp muốn chuyển mình để tạo ra sự năng động mới, từ một nơi biểu tượng chào đón văn hóa ở trung tâm của Hà Nội như l’Espace đã từng như vậy để trở thành một trung tâm văn hóa nhân rộng công năng, đến và gặp gỡ người dân khắp thành phố Hà Nội - không chỉ ở quận Hoàn Kiếm như hiện nay mà còn ở Long Biên hay ở các nơi khác - và tổ chức các chương trình biểu diễn, triển lãm, tọa đàm, các buổi chiếu phim gần nơi ở của người dân Hà Nội hơn.

Bên cạnh đó, Viện Pháp sẽ phát triển nhiều hoạt động mới. Tổ chức chương trình văn hóa bên ngoài cơ sở đồng nghĩa với việc Viện Pháp sẽ hướng nhiều hơn đến việc cùng xây dựng chương trình với các đối tác địa phương - các địa danh lịch sử, các trung tâm biểu diễn, các nhóm hội, các phòng trưng bày, những tác nhân khởi xướng - ở tất cả các phố phường của thành phố. Hơn bao giờ hết, chương trình của Viện Pháp tại Hà Nội sẽ là nơi đối thoại giữa các nền văn hóa, làm cầu nối để hai nước chúng ta xích lại gần nhau hơn.

Viện Pháp tại Hà Nội: Chuyển địa điểm mới, sáng tạo mới
Hình phác hoạ Viện Pháp mới.

Đặc biệt, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery nhấn mạnh, dù thế nào Viện Pháp vẫn là nơi có thể lui tới đối với tất cả mọi người. Con phố nơi mà Viện Pháp tại Hà Nội đặt trụ sở từ năm 2003, gần Nhà hát lớn, đã có nhiều đổi thay, các hiệu sách và cửa hàng nhỏ dần được thay thế bằng các cửa hàng sang trọng, xa xỉ.

Vì vậy, khu phố này trở nên đắt đỏ hơn, khó tiếp cận hơn đối với một bộ phận công chúng của Viện Pháp, chẳng hạn như sinh viên. Tuy nhiên, điều đó lại không tương ứng với dự án của Viện Pháp, một tổ chức phi lợi nhuận, mong muốn tiếp tục cung cấp chất lượng dịch vụ cao nhất với giá cả phải chăng, đặc biệt là cho sinh viên.

Việc chuyển địa điểm này đánh dấu một giai đoạn mới trong hoạt động của Viện Pháp, hai mươi năm sau khi chuyển từ Đại học Mỹ thuật đến L’Espace (năm 2003).

"Mục đích chuyển địa điểm là để tái triển khai mọi khả năng của Viện Pháp tại Hà Nội nhằm mở rộng và phục vụ công chúng tốt hơn cũng như tự trang bị các phương tiện nhằm đảm bảo sứ mệnh quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp trong thập kỷ tới", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery khẳng định.

Chia sẻ về tình cảm dành cho Viện Pháp tại Hà Nội, ca sĩ, nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý cho hay: Những ngày đầu Lý mới bước chân vào con đường âm nhạc của mình, Viện Pháp có ý nghĩa lớn với Lý tại vì chương trình đầu tiên mà mình được tiếp xúc với khán giả Hà Nội, tạm gọi là hơi chuyên nghiệp 1 xíu thì cũng được tổ chức tại đây. Nó cho mình trải nghiệm rất đặc biệt trong con đường âm nhạc của mình.

Đối với Lý, Viện Pháp tại Hà Nội luôn là nơi mà mình rất trân trọng và biết ơn. Nhớ lại kỷ niệm hồi năm 2011, Lý xin làm Vui tour ở đây và tìm cách đưa xe bus vào trong nhà hát. Đó là kỷ niệm vui nhất của Lý. Đó là nhà hát duy nhất mà Lý đưa xe bus lên sân khấu nên tình cảm của Lý với Viện Pháp tại Hà Nội luôn là tình cảm biết ơn và trìu mến.

Dù Viện Pháp tại Hà Nội có chuyển đi nơi đâu, Lý luôn hy vọng rằng đây luôn là nơi tạo ra những chương trình, không gian văn hóa và tạo ra cho người Việt có sân chơi và nơi học tập và phát triển, nâng cao đời sống văn hóa- nghệ thuật của mình. Ngay cả Lý đây, Lý cũng học được rất nhiều điều và nhiều cái hay từ nơi đây. Lý xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến tất cả các anh, chị làm việc tại Viện Pháp và các giám đốc từng làm và hiện tại đã gây dựng nên trung tâm văn hóa rất tốt như thế này.

Còn chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành cho biết, Viện Pháp tại Hà Nội đã trở thành một không gian sống của người Hà Nội. Chắc chắn rằng Viện Pháp tại Hà Nội dù ở địa điểm nào đi nữa vẫn là địa chỉ quen thuộc và thân thương đối với người dân Thủ đô và những người yêu văn hóa, nghệ thuật Pháp.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động