Vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, sử dụng tài sản công gây bức xúc trong nhân dân

Vẫn còn xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học; đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải tiết kiệm, chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất Chiến dịch Giờ trái đất: Nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 10, ngày 25/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2021.

Kết quả đạt được chưa cao

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nhìn tổng thể công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành là thông suốt, nhịp nhàng, đồng bộ.

Tuy nhiên, có lúc, có nơi, có việc còn bất cập, kết quả đạt được chưa cao; kết quả THTK, CLP trong từng lĩnh vực còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể như việc ban hành văn bản quy định chi tiết về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các ngành, lĩnh vực để có hiệu lực đồng thời với văn bản quy phạm pháp luật chưa được thực hiện triệt để.

Vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, sử dụng tài sản công gây bức xúc trong nhân dân
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trinh bày báo cáo của Chính phủ. (ảnh: Quốc hội)

Vẫn còn tình trạng sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên nước còn lãng phí, hiệu quả còn thấp nhất là trong nông nghiệp; tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng tài nguyên, vi phạm về môi trường vẫn còn xảy ra...

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh cho biết, Thường trực Ủy ban thống nhất với các kết quả đạt được của Chính phủ và cho rằng, trong bối cảnh năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 2,58%; kinh tế vĩ mô ổn định, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước, vốn tại doanh nghiệp là 72.068 tỷ đồng, một số địa phương có kết quả cao trong tiết kiệm kinh phí, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm soát và hạn chế được tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, việc chậm ban hành Chương trình tổng thể THTK,CLP của Chính phủ hằng năm và 5 năm đã ảnh hưởng đến tiến độ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm ban hành Chương trình THTK,CLP của các bộ, ngành, địa phương.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Mặc dù Quốc hội đã có Nghị quyết về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN và Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, nhưng nợ thuế của doanh nghiệp vẫn có xu hướng tăng; tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, buôn bán hóa đơn diễn biến phức tạp.

Vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, sử dụng tài sản công gây bức xúc trong nhân dân
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày báo cáo thẩm tra. (ảnh: Quốc hội)

Việc chậm phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động đến thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu; gây lãng phí lớn về nguồn lực NSNN và ảnh hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022...

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đất đai còn chậm; tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai; còn tình trạng vi phạm trong việc xác định giá đất.

“Tình trạng ách tắc trong việc mua sắm trang, thiết bị y tế chưa được tháo gỡ kịp thời, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Còn tồn tại thực trạng mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư không đúng quy định, mua sắm vượt quá nhu cầu dẫn đến không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả... gây lãng phí ngân sách Nhà nước”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh cho biết.

Bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học; đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công như vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và một số cơ quan, địa phương trong thời gian vừa qua đã làm thất thoát, lãng phí kinh phí, tài sản công, gây bức xúc trong nhân dân...

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ tập trung điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, kết nối cung cầu lao động, thúc đẩy xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư.

Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các "nút thắt, điểm nghẽn" chưa có quy định chi tiết, hoặc chưa hướng dẫn cụ thể; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ; chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật về THTK,CLP...

Vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, sử dụng tài sản công gây bức xúc trong nhân dân
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Quốc hội)

Xác định rõ ràng trách nhiệm của tập thể và cá nhân

Thảo luận tại Phiên họp, đa số ý kiến thành viên Thường vụ cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, cũng như đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách.

Góp ý vào báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận các kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác THTK, CLP. Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu phải nói thẳng, không giấu giếm, tốt thì biểu dương, kém thì phê bình, kiểm điểm; không nói một số nơi một số bộ, ngành, mà cần nêu đích danh. Với kiến nghị, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cũng phải nêu rõ, cụ thể vấn đề cần kiến nghị...

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 so với năm 2020 có một số tiến bộ, với quyết tâm cao, sát sao trong chỉ đạo, điều hành, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, cả 7 lĩnh vực quan trọng theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn diễn ra tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm, còn vi phạm, sai sót ở mức độ khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công, quản lý đất đai, tài sản công, tài nguyên và khoáng sản.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp năm 2022 Chính phủ đã nêu trong báo cáo và Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã nhấn mạnh thêm trong báo cáo thẩm tra, nhưng cần cụ thể hóa hơn những giải pháp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong đó lưu ý các giải pháp để rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong mua sắm công, quản lý đầu tư công, đất đai, tài sản công, cổ phẩn hóa; Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách về định mức đơn giá tiêu chuẩn chế độ còn thiếu; Nghiên cứu ban hành quy định tiêu chí để định lượng rõ hơn các vấn đề liên quan đến năng suất, tiết kiệm của cán bộ, công chức, hợp đồng…

Đồng thời, cụ thể thêm các bộ, ngành, địa phương, các điển hình thực hiện tốt và các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện chưa tốt theo 7 lĩnh vực của Luật THTK, CLP và xác định rõ ràng trách nhiệm của tập thể và cá nhân; bổ sung số liệu tình hình để nêu rõ những lĩnh vực cần phải có giải pháp quyết liệt để tiết kiệm, chống lãng phí...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền, thẩm quyền của cấp huyện sau khi bỏ đi thì cái gì lên trên tỉnh, cái gì xuống cấp xã. Cần phân cấp cụ thể những nội dung từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các bộ chuyên ngành cho cấp tỉnh.
Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng qua tài khoản cá nhân. Dự kiến, sẽ có 595.085 người được chi trả, với số tiền hơn 4.025 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Chiều 28/3, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển (Hội Luật gia Việt Nam) tổ chức Hội nghị thông tin về Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư”.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ

Chiều 28/3/2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar, khiến nhiều người bị thương, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại.
Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt các ứng dụng BHXH số (VssID), định danh điện tử (VneID) và không có Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip.
Xem thêm
Phiên bản di động