Vì một Thủ đô không bếp than tổ ong!
Phụ nữ phường Thổ Quan nói không với sử dụng than và bếp than tổ ong | |
Nhiều chuyển biến tích cực trong xóa bếp than tổ ong |
Tặng bếp hồng ngoại thay thế bếp than
Việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày của một bộ phận không nhỏ người dân và hộ kinh doanh dịch vụ đã tạo ra lượng chất thải, khí thải ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường sống tự nhiên cũng như xã hội.
Tuy nhiên, sử dụng bếp than tổ ong vừa tiện lợi, dễ sử dụng, lại tiết kiệm kinh tế nên từ nhiều năm nay, các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng ở Thủ đô vẫn lựa chọn cách thức này để đun nấu, phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.Trước thực tế đó, thành phố Hà Nội đã quyết tâm cải thiện chất lượng không khí thông qua lộ trình cụ thể từ xóa bếp than tổ ong.
Phường Thổ Quan tặng bếp hồng ngoại cho những hộ khó khăn trên địa bàn để thay thế bếp than tổ ong (Ảnh: K.Tiến) |
Theo đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có Chỉ thị 15 đến 1/1/2021 loại bỏ bếp than trên địa bàn Hà Nội.Từ yêu cầu của Thành phố, thời gian qua, các cấp chính quyền trên địa bàn Hà Nội đã nỗ lực, bằng nhiều biện pháp chung tay xóa bỏ bếp than tổ ong. Cụ thể, tại một số địa phương đã có những cách làm hay, thiết thực như tại Phường Thổ Quan, chính quyền địa phương đã phối hợp với Hội phụ nữ tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng bếp than tổ ong.
Theo đó, các cấp chính quyền đã thường xuyên tuyên truyền, vận động thuyết phục người dân từ bỏ việc sử dụng bếp than tổ ong. Với các hộ kinh doanh dịch vụ, vận động để họ ký cam kết không sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh hằng ngày, thay thế bằng các loại bếp thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, từ nguồn xã hội hóa, phường Thổ Quan trao tặng được 50 bếp hồng ngoại cho 50 gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Gia đình chị Lê Phương Hoa (Tổ dân phố số 10, phường Thổ Quan), là hộ cận nghèo, trước đó, mặc dù đã được chính quyền địa phương vận động bỏ bếp than tổ ong nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên vẫn chưa có điều kiện thay đổi. Trong tháng 8 vừa qua, chính quyền phường Thổ Quan đã đến tận nhà, vận động, tuyên truyền cũng như trao tặng gia đình 1 bếp hồng ngoại để thay thế bếp than tổ ong trong sinh hoạt.
Vui mừng khi được tặng bếp hồng ngoại, chị Lê Phương Hoa bày tỏ: “Gia đình tôi vì hoàn cảnh khó khăn nên từ trước đến nay vẫn sử dụng bếp than tổ ong trong đun nấu hằng ngày. Mới đây, được sự vận động của chính quyền phường Thổ Quan, tôi đã biết được tác hại của bếp than tổ ong.
Tuy nhiên, do đã mua nguồn nhiên liệu này trước đó, nên gia đình tôi cam kết sử dụng bếp than tổ ong đến hết tháng 9 này sẽ dừng ngay. Đặc biệt, tôi rất cảm ơn các cấp chính quyền đã tặng bếp hồng ngoại để hỗ trợ gia đình trong thời điểm khó khăn. Tôi rất vui và cảm ơn phường đã quan tâm thiết thực đến đời sống người dân chúng tôi”.
Cũng là một trong những hộ kinh doanh từng sử dụng bếp than tổ ong nhiều năm, bà Khúc Thị Loan (Tổ dân phố số 3, phường Thổ Quan) cho biết, bà làm nghề bán cháo cho trẻ em, do vậy trước đây bà thường xuyên sử dụng bếp than tổ ong trong nấu nướng phục vụ kinh doanh. “Hiện nay, dưới sự vận động của phường, của Hội phụ nữ để thực hiện chủ trương của Thành phố tôi cũng đã thay đổi thói quen chuyển sang sử dụng bếp điện để nấu. Từ khi sử dụng bếp điện, tôi không còn phải dậy sớm để nhóm bếp nữa, hơn nữa lại thấy khỏe hơn do không hít phải khói bụi thường xuyên nữa”, bà Loan chia sẻ.
Biến thành sản phẩm thân thiện môi trường
Không chỉ tại phường Thổ Quan, mà trước đó tại phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng đã được biết đến là một trong những “điểm sáng” về việc xóa bỏ sử dụng bếp than tổ ong. Theo đó, phường có 50 hộ dùng than tổ ong, lãnh đạo phường cử người trực tiếp xuống vận động 38 hộ tuyên truyền về tác hại của khí than đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Người dân đã biến những bếp than tổ ong cũ thành những vật liệu hữu ích để xóa chân rác, bảo vệ môi trường (Ảnh: K.Tiến) |
Hiểu ra vấn đề, bà con tự giác chấp hành. Còn 12 hộ chính sách còn lại, qua khảo sát thấy đời sống bà con thực sự khó khăn, cần có sự trợ giúp, phường đã kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, trích kinh phí mua bếp từ, bếp gas đổi lấy bếp than tổ ong cho các gia đình này. Nhờ cách làm đó, mà phường Hàng Bạc đã nhanh chóng “về đích” trong việc xóa bếp than tổ ong.
Có thể thấy, những cách làm hay từ các địa phương mới đây đã được nhân rộng thành những điểm sáng đến cộng đồng dân cư. Không chỉ xóa bỏ bếp than tổ ong, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà tại nhiều nơi, các cấp chính quyền cũng đã “hiến kế” để biến những bếp than tổ ong cũ thành vật hữu ích, thân thiện với môi trường. Quay trở lại phường Thổ Quan (quận Đống Đa), với những bếp than tổ ong không sử dụng nữa, Hội Liên hiệp phụ nữ phường đã có sáng kiến thu hồi, sơn sửa, vẽ tranh, trồng hoa, cây cảnh, biến chúng thành sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 1 trong 9 nguồn khí độc gây bụi mịn PM2.5 và PM10 chính là khí từ bếp than tổ ong. Khi đốt than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi (trong đó có bụi mịn PM2.5) và khí/hơi thải khác (CO2, CO, SO2, PAHs…). Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà sau thời gian dài mới mắc bệnh. Các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt than tổ ong chủ yếu gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Người tham gia đốt than có thể phơi nhiễm với CO và PM2.5 thông qua 3 con đường là hít thở, tiếp xúc và tiêu hóa.Vì sự cấp thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân, Hà Nội đã phải ra chủ trương vào năm 2021 sẽ cấm toàn bộ bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Tham gia trồng hoa làm đẹp từ bếp than tổ ong bỏ đi, bà Nguyễn Thị Hiển, Chi hội Phụ nữ số 5 (phường Thổ Quan) bộc bạch: “Tôi thấy việc làm này rất ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của hội viên phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ việc mua cây để trồng trong những bếp than tổ ong bỏ đi và sẽ đặt tại các chân rác đã xóa, góp phần làm đẹp cảnh quan”.
Không những vậy, bếp than tổ ong sau khi trang trí làm chậu hoa còn được tặng cho các trường học làm học cụ và làm đẹp cảnh quan môi trường sư phạm. Tiếp nhận sản phẩm do hội viên phụ nữ thực hiện, Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Thành (phường Thổ Quan) Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết: “Việc tiếp nhận những bếp than tổ ong được tái chế sẽ góp phần giáo dục tình yêu môi trường cho học sinh, từ đó giúp các em biết cách tuyên truyền cho người thân không sử dụng bếp than tổ ong”.
Nói về những cách làm hay, thiết thực của phường Thổ Quan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa, Nguyễn Lan Hương cho biết: “Từ cách làm hay là tặng bếp hồng ngoại, vẽ tranh và trồng hoa trên bếp than cũ, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng xuống từng chi hội thông qua những buổi sinh hoạt hội viên, phấn đấu đến tháng 12/2020 sẽ không còn hộ nào sử dụng bếp than tổ ong. Chúng tôi khuyến khích cơ sở Hội thực hiện tái chế, làm sao để sử dụng thật ý nghĩa và hiệu quả bếp than tổ ong cũ, phát huy vai trò của các cấp Hội Phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05
Thời tiết mới nhất: Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ trời chuyển lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 17/11/2024 06:54