Nhiều chuyển biến tích cực trong xóa bếp than tổ ong
Hà Nội giảm hơn 70% bếp than tổ ong | |
Giải pháp “xanh” thay thế bếp than tổ ong |
Giảm hơn 70 % bếp than tổ ong
Bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết, tính đến tháng 6 /2020, Hà Nội giảm 72,8% số lượng bếp than tổ ong so với năm 2017. Cụ thể, vào tháng 1/2017 Hà Nội có 56.670 bếp than tổ ong, đến nay còn 15.418 bếp. Kết quả cho thấy, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 người ở Hà Nội.
Đun bếp than tổ ong được xác định là một trong 12 nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm không khí (ảnh: Nguyễn Hoa) |
Trong số các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận duy nhất loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong, huyện Sóc Sơn giảm 99%, huyện Ứng Hòa giảm 98% và quận Long Biên giảm 91%. Bốn quận, huyện trên đã giảm từ gần 15.000 bếp than tổ ong vào năm 2017 xuống còn 420 bếp vào tháng 6/2020. Trong khi đó, các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai còn tồn tại lượng bếp than tổ ong lớn nhất (hơn 1500 bếp), chiếm 46% lượng khí thải PM2.5 do bếp than tổ ong của toàn Thành phố.
Việc giảm bếp than tổ ong giúp chỉ số bụi mịn PM 2.5 giảm từ hơn 2.300 tấn năm 2017 xuống còn khoảng 1.600 tấn năm 2020, lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng bếp than tổ ong giảm hơn 382.000 tấn/năm. Về lộ trình cắt giảm, tiến tới loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong ở Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết, từ nay cho đến ngày 31/12, Thành phố sẽ yêu cầu người dân chuyển sang sử dụng các loại bếp khác an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Chia sẻ về những giải pháp đã đem lại hiệu quả trong việc dần xóa bỏ bếp than tổ ong trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, bà Trịnh Thị Minh Phương, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm cho biết: Quận đã tổ chức hội thảo tuyên truyền để người sử dụng trực tiếp thấy được mức độ nguy hại của bếp than tổ ong. Đồng thời tuyên truyền tại 20 trường tiểu học, Trung học cơ sở để học sinh nhận thức rõ và tuyên truyền, tác động đến phụ huynh. Đặc biệt, lực lượng chức năng khi ra quân giải quyết trật tự đô thị kết hợp tuyên truyền, rà soát, thu giữ những bếp than tổ ong đốt trên vỉa hè gây ô nhiễm. Ngoài ra quận giới thiệu các loại bếp thay thế, khám sức khỏe cho những người sử dụng bếp than tổ ong, sử dụng quỹ phúc lợi địa phương hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng bếp hồng ngoại, bếp từ. Cùng với đó quận thiết lập nhóm tương tác trên mạng xã hội giữa lãnh đạo quận, các phường để kịp thời xử lý khi có trường hợp tái sử dụng.
Cần hơn nữa sự vào cuộc quyết liệt của người dân
Có thể thấy Hà Nội đã có những hiệu quả bước đầu trong việc tiến tới xóa bỏ bếp than tổ ong, tuy nhiên ở nhiều nơi, việc sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu vẫn đang diễn ra phổ biến. Ghi nhận trên một số tuyến đường như Khâm Thiên, Thành Công (Đống Đa), Phùng Khoang (Nam Từ Liêm), Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân)… đặc biệt ở những hộ kinh doanh hàng quán nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn việc sử dụng bếp than làm phương tiện đun nấu vẫn diễn ra khá nhiều. Đáng nói, sử dụng bếp than tổ ong ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 15/CT-UBND, về việc thay thế loại bỏ toàn bộ bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố, theo Chi cục Bảo vệ Môi trường, những tháng còn lại của năm 2020, các cấp, ngành, đơn vị chức năng sẽ triển khai nhiều phương án để loại bỏ toàn bộ bếp than tổ ong, yêu cầu người dân chuyển sang sử dụng các loại bếp khác an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong đó, tiếp tục rà soát, xây dựng và ban hành các quy định đặc thù của quận, huyện nhằm có công cụ pháp lý, chế tài phù hợp để giải quyết, đẩy mạnh kiểm định các công nghệ mới thay thế (bếp cải tiến) và giới thiệu cho địa phương... Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong của người dân, trong trường hợp người dân cố tình không thực hiện, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, Hà Nội sẽ căn cứ vào Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử lý. |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), than tổ ong hiện nay dùng ở nông thôn với quy mô gia đình là chính bởi giá nguyên liệu rẻ, mặc dù chiếm tỉ trọng thấp hơn so với các loại bếp khác nhưng vẫn còn phổ biến. Nhiều hộ dân kinh doanh quy mô nhỏ vẫn dùng bếp than bởi mua bếp than tổ ong rất đơn giản cũng như sự cơ động, như khi muốn tăng hay giảm lửa chỉ cần mở ra đóng vào lỗ khí của bếp. Tuy nhiên khi đánh giá bếp than tổ ong đem lại lợi ích kinh tế hơn thì chưa chắc đã hiệu quả hơn dùng điện, bởi nếu dùng bếp điện có thể chủ động bật còn bếp than hầu như phải ủ cả đêm, cả ngày nguyên liệu vẫn tốn dẫn đến chẳng những lãng phí mà còn độc hại. Đặc biệt, trong việc sử dụng bếp than, hầu hết người sử dụng đều duy trì thói quen, ủ than trong bếp để hạn chế việc phải nhóm bếp trong những lần dùng tiếp đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính thói quen đó của người dân lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
“Trong thành phần của than tổ ong có bùn do đó trong quá trình đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2 và một vài khí độc nữa. Nếu trong khoảng không gian nhỏ mà đốt nhiều bếp than thì khí CO2 chiếm hết oxy thì con người sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Một số hộ gia đình đặt đun bếp than ở dưới các cây thậm chí những cây đó cũng không thể phát triển một cách bình thường được. Khi ủ bếp than sẽ gây nên nguy hiểm, khi bếp không cháy hẳn mà cháy trong điều kiện hiếm khí thì không chỉ sinh ra khí CO2 mà còn sinh ra khí CO, một khí cực kì độc. Có một số gia đình để trong nhà mùa đông sưởi dẫn đến tình trạng tử vong cả gia đình. Do đó tuyệt đối không dùng than ủ lò để sưởi. Nếu trong điều kiện bếp thoáng, bếp không nằm trong gia đình hoặc có ống dẫn khí để thoát ra ngoài trời thì khí CO2 không gây độc, nhưng để trong không gian hẹp sẽ gây độc cho gia đình, trẻ em có thể bị bệnh, nặng hơn là tử vong”, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.
Những tác hại mà bếp than tổ ong đem lại là không hề nhỏ nhưng thực tế vẫn đang bị nhiều người dân bỏ qua, chính quyền địa phương cũng gặp những khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để tuyên truyền vận động người dân. Do đó, để có thể thực hiện mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, các chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong, cũng cần đưa ra những chỉ dẫn về một loại bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân./.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01