Vị lương y già và bài thuốc “cứu cánh” đấng nam nhi
Cuộc chiến chống run tay
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người mắc căn bệnh Parkinson là do thoái hóa tế bào thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Bệnh Parkinson tương đối phổ biến với tỉ lệ mắc là 90-100/100.000 dân số. Thông thường, bệnh Parkinson tấn công ở người lứa tuổi từ 50 trở lên nhưng hiện căn bệnh này đang xảy ra ở người trẻ. Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Công, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), ghi nhận vài năm trở lại đây cho thấy nhiều người mắc bệnh Parkinson ở tuổi khoảng 30-40, trong đó có tới 10% khởi phát bệnh trước 45 tuổi. |
Bệnh nhân Phan Phước Phúc (57 tuổi trú tại 15C, cư xá Cửu Long, phường 22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) là một trong số những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson được lương y Vũ Quốc Trung chữa trị. Ông mắc căn bệnh này khi bước sang tuổi 52. Ông Phúc kể, ban đầu xuất hiện cơn đau cổ rồi vẹo sang một bên sau đó đầu giật liên tục. Ba ngày sau, các cơn co giật lan xuống tay. Đang từ một nhân viên văn phòng hoạt bát, bỗng chốc tay ông Phúc run lẩy bẩy, mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. “Tôi hoàn toàn mất kiểm soát cầm nắm, không đi lại được, đến tự đưa cơm vào miệng cũng thật khó khăn. Cuối cùng, tôi buộc phải xin nghỉ việc chữa trị. Ba tuần, ba tháng, sáu tháng rồi đến cả năm, lê la từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, từ chuyên khoa cơ xương khớp, thần kinh đến châm cứu, bấm huyệt… mà bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm” – ông Phúc nói. Rất may, qua người quen giới thiệu ông ra Hà Nội tìm đến lương y Vũ Quốc Trung và đến nay, sau hơn hai tháng uống thuốc, ông đã đi chậm từng bước, tuy nhiên vẫn hơi cứng. May mắn hơn, đến nay ông đã có thể cầm được bút dù vẫn còn hơi run.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh Parkinson là một tập hợp các biểu hiện như run, giật bất thường, mất kiểm soát, khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Từ trước đến nay, tây y chữa bệnh dùng thuốc để bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và chỉ có hiệu quả trong những năm đầu của bệnh. Sau 7-8 năm điều trị thì thuốc không còn tác dụng và gây cho người bệnh các biến chứng như xáo trộn vận động hay loạn động, bệnh nhân có những cử động bất thường còn nặng hơn hay có những lúc bị cứng, không cử động được. Lương y Vũ Quốc Trung giải thích, một trong những thủ phạm gây ra bệnh là gốc tự do (các nguyên tử, phân tử có hại) vì chúng góp phần gây thoái hóa tế bào thần kinh não ở vùng chất đen, làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền, gây bất thường cho vận động của cơ thể. Trong cơ thể con người, nơi nào có sự chuyển hóa càng cao, gốc tự do sinh ra càng nhiều. Với đặc điểm hơn 60% thành phần là axít béo và tiêu thụ 20%-25% nhu cầu ôxy và năng lượng toàn cơ thể nên não bộ là cơ quan bị tấn công dữ dội nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng góp phần gây ra các bệnh nguy hiểm như thiếu máu não, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, Parkinson.
Nguyên lý để chữa Parkinson theo lương y Trung là phải chữa tận gốc. Theo đó, bài thuốc của ông gồm những vị thuốc hỗ trợ thần kinh, bồi bổ não như: thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh ( vỏ bào ngư), hoàng cầm, chi tử, dạ giao đằng, địa long, bạch cương… và một số vị thuốc gia truyền khác.
Về lý thuyết là thế, nhưng theo lương y Vũ Quốc Trung thì căn cứ vào bệnh trạng, tuổi tác của từng bệnh nhân mà khi bốc thuốc sẽ có những gia giảm khác nhau. Ông cũng nhấn mạnh, bệnh này không dễ chữa, không thể một sớm, một chiều có thể khỏi được. Vì thế để chữa dứt điểm người bệnh phải kiên trì, ngoài uống thuốc cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập. “Yếu tố tâm lý cũng quan trọng không kém quyết định sự thành công trong điều trị. Bới bệnh nhân bi quan sẽ nảy sinh tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến gan – yếu tố mật thiết liên quan tới gân cơ, khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng. Vì thế, tôi luôn dặn bệnh nhân cần phải lạc quan. Bởi trên thực tế tôi đã chữa cho nhiều người khỏi” – lương y Vũ Quốc Trung nhấn mạnh.
Giúp đàn ông tự tin
Sinh ra trong gia đình có tới 4 đời làm đông y, lương y Vũ Quốc Trung lớn lên bên những vị thuốc. Tuổi thơ của ông chứng kiến biết bao mảnh đời bệnh tật. Mỗi người bệnh tìm đến với gia đình là một hoàn cảnh vì thế trong ông luôn có ước nguyện giúp được mọi người. Chẳng thế mà, lớn lên dù đã chọn con đường khác nhưng cuối cùng ông lại trở về với nghiệp cứu người. Ông nổi tiếng không chỉ bởi bài thuốc chữa Parkinson mà còn cả chữa vô sinh, yếu sinh lý cho nam giới.
Lương y Trung bảo, ông chọn chùa làm nơi chữa bệnh cũng là cơ duyên. Vì muốn mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng vô sinh, trả lại sự sung mãn cho nam giới. Đặc biệt, ông không đặt nặng chuyện tiền bạc. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ông xin cho họ nương nhờ nơi cửa Phật, lo thuốc thang, ăn uống miễn phí cho họ.
Câu chuyện của tôi với ông đang hào hứng thì phải ngắt quãng bởi một bệnh nhân tìm đến. Nhìn bộ dạng buồn thảm của người đàn ông sau khi rời phòng khám, tôi phần nào đoán được bệnh tình. Ông cười hiền bảo: Thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, nhưng lại xuất hiện một nghịch lý là “tinh lực” đàn ông Việt đang ngày một yếu đi. Trước đây, khi nói đến rối loạn cương dương hay chứng “trên bảo dưới không nghe”, người ta thường nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của quý ông luống tuổi. Thực tế, nó có thể xảy ra với bất cứ nam nhân ở độ tuổi nào. Đáng báo động là thời gian gần đây, số đàn ông gặp vấn đề rối loạn cương có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Lật quyển sổ ghi dày đặc bệnh nhân khám, ông kể với tôi vách vách bệnh trạng của từng người. Tôi xin phép ghi lại số điện thoại để xác minh, ông sẵn lòng cho nhưng nhắc “đây là chuyện tế nhị, viết sao đừng để họ - những người đàn ông tưởng khỏe mà không khỏe thêm một lần tổn thương. Thường những đàn ông yếu sinh lý tìm đến phòng khám đều có chung tâm trạng tự ti và bi quan”. Thêm một lần, tôi thấy trân quý nhân cách vị lương y già luôn hết lòng vì người bệnh.
Cả một đời gắn với nghiệp cứu người, giờ đây khi đã ở ngoài 70 - cái tuổi an nhàn thì ông vẫn miệt mài chữa bệnh. Ông hành nghề không vì miếng cơm manh áo mà thực sự mong mang hạnh phúc cho những cặp vợ chồng vô sinh, giúp người run chân, run tay đi lại được và những người đàn ông viên mãn trong đời sống vợ chồng. “Tiền bạc rồi cũng hết. Tình người mới còn mãi” – đó là câu ông nói với tôi lúc chia tay, khi ấy tiếng chuông chùa đổ những thanh âm trong chiều chớm đông.
Một nghiên cứu quy mô lớn do bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản TP. HCM và các cộng sự thực hiện cho biết, 85% nam giới trong nghiên cứu có bất thường về tinh dịch. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 4.000 nam giới lần đầu tiên thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ tại các trung tâm điều trị vô sinh tại TP HCM. Việc bất thường về tinh dịch có khuynh hướng gia tăng. Trong đó có sự suy giảm về số lượng, chất lượng và hình dạng của tinh trùng. Những bất thường đó đã ảnh hưởng lớn tới khả năng thụ tinh, gây vô sinh. |
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Giao thông 24/12/2024 08:43
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45