Vé máy bay giá rẻ: Tá hỏa vì phụ phí
Hàng nghìn người xếp hàng "săn" vé máy bay rẻ | |
Hộp ngủ ở sân bay Nội Bài giảm giá |
Sôi nổi thị trường vé rẻ
Nếu như trước kia việc đi lại bằng đường hàng không chỉ phục vụ một số đối tượng có thu nhập tương đối ổn định, thì nay việc di chuyển bằng máy bay dần trở nên “phổ cập” đến mọi tầng lớp người dân. Sự điều chỉnh thị trường phần lớn nhờ vào sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ, kèm theo đó là các chính sách khuyến mại vô cùng hấp dẫn.
Khách hàng có nhiều cơ hội sở hữu vé giá rẻ ngay cả trong mùa cao điểm du lịch. Ảnh minh họa. |
Điều đó khiến các hãng hàng không lớn cao cấp cũng buộc phải cạnh tranh bằng những ưu đãi nhằm thu hút khách. Vì thế, việc tìm kiếm được những vé máy bay giá thấp không còn là quá khó.
Có thể nói, VietJet là hãng hàng không sôi động nhất với các chương trình khuyến mại vé bay giá rẻ. Với những chương trình khuyến mại vé bay giá 0 đồng, giá 19.000 đồng, giá 29.000 đồng…
“Một hạn chế của vé rẻ là chỉ có thể sang tên hay chuyển nhượng cho người khác cùng tên hoặc phải chấp nhận phí chuyển tên có khi còn cao hơn cả giá vé gốc. Vì thế, nhiều người “lao tâm khổ tứ” để săn vé rẻ xong vì đột xuất kế hoạch thay đổi đành ngậm ngùi “cho không biếu không” người khác” - chủ đại lý vé máy bay Tuấn Tài cho biết. |
Vietnam Airline - hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng không thể làm ngơ trước cuộc chạy đua này. Hãng cũng thường xuyên tung ra các đợt vé giá rẻ mà mới nhất là đợt bán 333.000 đồng (chưa thuế)/chiều. Chưa kể đến đối tượng là các bạn trẻ có ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh thì cơ hội để sở hữu những tấm vé giá rẻ của các hãng hàng không quốc tế lại càng tăng lên gấp bội.
Ví dụ như hãng Airasia - hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng của Malaysia với 85 điểm đến ở khắp châu Á hay Qatar Airway là một trong hãng hàng không chất lượng tốt nhất thế giới cũng thường có những đường bay với giá 29 USD/chiều (chưa thuế) cho các chặng bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á. Rõ ràng khi cộng cả thuế và phụ thu thì đó là một cái giá khá hời cho người sử dụng.
Do ham “của rẻ”, lượng người truy cập để mua vé siêu rẻ mỗi đợt khuyến mại rất đông, trong khi lượng vé bán ra có hạn nên số người mất công sức và thời gian chờ đợi vẫn không sở hữu được tấm vé bay giá giá rẻ. Có cầu ắt có cung.
Nhận thấy nhu cầu của thị trường mà các công ty dịch vụ săn vé giá rẻ mọc lên như nấm, kèm theo đó là các cập nhật chi tiết, cụ thể nhất về giá ưu đãi cho các chặng bay ngay sau khi chương trình khuyến mại của các hãng được tung ra. Cũng từ đây mà các dịch vụ so sánh giá vé cùng thời điểm, hay các trang chia sẻ cách thức săn vé đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Trước hàng loạt những cơn bão vé được bán ra từ từ 0 đồng đến vài trăm ngàn đồng khiến khách hàng “nghi ngờ”. Lý giải điều này, đại diện hãng VietJetAir đã từng thẳng thắn thừa nhận trên báo chí về một thực tế, không phải chuyến bay nào cũng hết chỗ nên việc sắp xếp những tấm vé rẻ đồng nghĩa với việc lấp chỗ trống trên các chuyến bay và khách hàng vẫn được hưởng “đối xử” bình đẳng như những khách mua vé với mức giá bình thường.
Vì thế, có thể ngầm hiểu đây là một phương thức kinh doanh khá nhạy bén của các hãng, trong khi đó khách hàng vẫn được hưởng lợi. Do đó, việc bán hàng chục vạn tấm vé bay siêu rẻ cho khách hàng là hoàn toàn có thật, mà hãng không hề phải đầu tư chi phí hay chịu kinh doanh “lỗ” để khuyến mại.
Tham rẻ để nhận trái đắng
Tuy nhiên, đằng sau những tấm vé giá rẻ này là hàng loạt những quy định ngặt nghèo không phải ai cũng tìm hiểu kỹ trước khi mua, khiến nhiều người khi sở hữu những tấm vé trong tay mới tá hỏa ra vì giá rẻ mà lại hóa đắt.
Minh Trang (Công ty Thương mại và dịch vụ An Việt) than thở: “Để sở hữu tấm vé máy bay với giá “trong mơ” quả thật nan giải. Mình đã căn sẵn khung giờ mở bán vé, mở sẵn web của hãng, thậm chí mở sẵn vài máy tính, huy động người thân, bạn bè canh giờ vào trang web của hãng để săn vé rẻ, nhưng đều không thành công. Lúc thì không thể truy cập, lúc thì được thông báo nghẽn mạng, thanh toán bị lỗi…
Tỏ ra là một thợ săn vé thành thạo, Công Tuấn (sinh viên năm thứ 3 – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, theo quy định của việc thanh toán đặt vé bay giá rẻ là phải được thanh toán ngay bằng thẻ MasterCard hoặc VisaCard, nếu khách hàng khi đăng ký được vé khuyến mại, nhưng không thanh toán ngay, hoặc thanh toán chậm, thì có thể tấm vé đó ngay lập tức bị rơi vào tay khách hàng khác vì thời gian thanh toán chênh nhau vài tích tắc.
Trên thực tế, không ít khách hàng cho rằng, vé giá gốc thì rẻ, nhưng sau khi cộng các phụ phí vào thì còn cao hơn giá vé thông thường. Chị Nguyễn Thái Bình (Linh Đàm) kể, chị vừa săn thành công 4 vé bay giá rẻ của một hãng có giá 299.000đồng/vé chặng bay Hà Nội – Đà Lạt vào đầu tháng 9 tới.
Nhưng khi hoàn tất thanh toán cho 4 vé bay nói trên, chị T.T.T đã phải thanh toán tổng số tiền hơn 7 triệu đồng. Trong khi trên thực tế, nếu đặt vé thông thường với thời gian đợi bay dài như thế chắc giá tiền cũng chỉ tương đương mà mình lại không mất công canh vé... Hay như việc giá vé chỉ chưa đến 100.000 đồng, nhưng thuế và phí mặc định lên đến 490.000-690.000 đồng/chuyến.
Đó là chưa kể hãng bắt buộc khách hàng phải mua 20kg hành lý ký gửi, phí chọn chỗ ngồi thêm mấy chục nghìn cho một chỗ, phí thanh toán qua thẻ visa vì hãng chỉ nhận thanh toán qua thẻ chứ không được thanh toán bằng tiền mặt... khiến số tiền phải thanh toán bị đội lên chóng mặt. Vậy là mất công săn vé giá rẻ, mà khi hoàn tất được thủ tục để bay thì lại đắt không thua gì vé thông thường.
Thừa nhận thực tế này, anh Tuấn Tài - chủ một đại lý vé máy bay - nói rằng, những tình huống như vậy không phải là hiếm bởi việc sắp xếp chỗ cho những tấm vé siêu rẻ vào những chiếc ghế trống nên hầu hết những tấm vé siêu rẻ thường được sắp xếp vào những chuyến bay ngoài thời gian cao điểm như dịp nghỉ lễ, Tết…
Thêm nữa, vé giá rẻ thường được các hãng hàng không “rải” vào những tháng khá xa, mùa thấp điểm của du lịch, nên không ai biết trước được kế hoạch công việc, gia đình hay tình hình sức khỏe của mình thời điểm đó có biến động gì làm ảnh hưởng đến kế hoạch bay hay không.
Vì thế, người dân vẫn còn mang tâm lý “tham rẻ” cần cẩn trọng hơn khi sử dụng dịch vụ, tránh tình trạng “của rẻ là của ôi” và lại thêm rước bực vào mình.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55