Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về cải tạo môi trường nước, trong suốt nhiều năm, chính quyền và nhân dân xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì) đã kiên trì, bền bỉ, đồng sức, đồng lòng thực hiện “xóa sổ” các vùng nước bị ô nhiễm, trả lại không khí trong lành cho người dân, “chuyển đổi” giếng làng bị ô nhiễm thành “bể hơi bốn mùa”, nâng cao chất lượng môi trường sống trong nhân dân.
Chất lượng môi trường nước tại hồ Tây đang có dấu hiệu bị ô nhiễm Sớm trả lại lá phổi xanh cho Thành phố Giải pháp sinh thái giúp môi trường nước Hồ Gươm không ô nhiễm

“Biến” ao làng thành “bể bơi bốn mùa”

Ngày ấy, cách đây đã hơn 20 năm, thôn Hữu Từ, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì còn nghèo, chủ yếu nhờ vào trồng trọt… Lề lối thôn quê vẫn còn vẹn nguyên của vùng nông thôn chưa được đổi mới, những chiếc ao làng, giếng làng vẫn còn trong xanh, là nơi để bà con dừng chân trò chuyện mỗi khi vác cái cuốc, cái cày trở về từ cánh đồng. Ao làng cũng là nơi trẻ em chạy nhảy, vui đùa, tắm mát vào những ngày hè nóng bức…

Thế rồi, tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt khiến cho ao làng chẳng còn giữ được nếp xưa nữa. Ao Trung Thanh vốn trong xanh là thế, nằm bình yên giữa những bóng tre, cũng rơi vào cảnh ao tù, nước đọng hôi thối, bẩn thỉu, túi ni lông, giẻ rách, đến chăn chiếu, áo quần thải loại, thậm chí cả bàn ghế gãy, giường tủ cũ hỏng… đều bị người dân vứt xuống ao, xung quanh ao cỏ dại mọc um tùm; nước ao một màu đen đúa, không sử dụng được, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết
Xã Hữu Hòa hôm nay xanh - sạch - đẹp - đổi mới.

Thêm vào đó, đất quê tăng giá, mỗi mét vuông vài triệu đồng, khiến các hộ sống liền kề bờ ao đua nhau đổ phế liệu lấn chiếm. Mỗi khi gió thổi qua, mùi hôi lan đi khắp xóm. Ngày trước, các gia đình thường mở cửa đón gió mát lành thổi từ phía ao thì lúc đó gần như phải đóng chặt cửa để tránh mùi, trẻ con thường chạy nhảy, tắm ao giờ đi học về phải tránh xa vì sợ ruồi muỗi bám vào người. “Ao tù nước đọng” còn là nơi sinh sôi của ruồi, muỗi, số người mắc bệnh về mắt, hô hấp, đường ruột trong thôn tăng nhanh…

Cùng với sự ô nhiễm của ao Trung Thanh, tưởng rằng cái không khí trong lành, mát rượi của làng quê sẽ mất đi vĩnh viễn. Nhưng không, đó là câu chuyện của 5, 6 năm về trước. Hôm nay, khi trở lại thôn Hữu Từ trong một chiều hè oi ả, lại thấy ngỡ ngàng như 20 năm trở về trước khi quanh ao làng, trẻ con tắm mát nô đùa, người dân ngồi nghỉ trên những ghế đá, trò chuyện; nhiều người chạy thể dục quanh ao. Thật ngạc nhiên khi ở một nơi giáp với nội đô, nơi tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt mà vẫn giữ được những chiếc ao làng sạch, đẹp như vậy!

Chia sẻ với chúng tôi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Hữu Hòa Nguyễn Tá Cường cho biết: Để có những chiếc ao lớn, nước trong veo tắm mát ngày hè đó là sự đồng lòng của cán bộ và nhân dân trong xã. Ngày qua ngày chịu đựng cảnh ao tù nước đọng, người dân xã Hữu Hoà dần ngộ ra môi trường sống đang bị ô nhiễm trầm trọng, một phần chính là từ những ao hồ này. Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Thanh Trì về tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, Chính quyền xã đã họp, thống nhất, quyết định ban hành một nghị quyết chuyên đề về nâng cấp đường giao thông và cải tạo các ao, hồ. Ao Trung Thanh được chọn làm trước. Toàn bộ ý tưởng cũng là mong muốn của lãnh đạo xã, làm sao cho ao giữa làng không còn hôi thối, trở thành “Ao môi trường” của cả thôn.

Xã kiên trì thực hiện theo phương châm 3 bước: “Tuyên truyền - vận động thuyết phục - ra quân xử lý”. Trong đó xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của nhân dân. Khi nhân dân đồng thuận, công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được duy trì bền vững.

Theo ông Nguyễn Tá Cường, ao Trung Thanh có diện tích 3.000m2, trước khi được kè như hiện nay, ao Trung Thanh là nơi chứa đựng nước thải, rác thải, hôi tanh, cỏ mọc um tùm, gây ô nhiễm môi trường rất nặng hàng trục năm. Trên cơ sở đó, Đảng ủy đã có Nghị quyết chuyên đề giao Ban Quản lý, Tiểu ban chỉ đạo, Tiểu ban quản lý của cơ sở thôn Trung Thanh tổ chức 8 Hội nghị mở rộng để họp bàn làm đường kết hợp cải tạo môi trường của ao, tổ chức 6 hội nghị họp dân để bàn, thảo luận, thống nhất quy mô, biện pháp, cách làm.

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết
Sau khi xóa bỏ điểm đen ô nhiễm môi trường nước, hồ Quảng Sen trở thành “hồ điều hòa” của xã.

“Khi kè xong ao, sau ngày mưa lớn nước ao dâng lên, cơ sở thôn đã huy động hàng trăm nhân công để vớt toàn bộ rau bèo, rác thải làm sạch mặt ao với khối lượng khoảng 150 tấn và huy động xã hội hóa để đổ bê tông đáy ao, bơm, hút toàn bộ nước bẩn đồng thời bơm nước hợp vệ sinh do hợp tác xã cung cấp trở lại với khối lượng khoảng 2.000m3 nước, kết hợp với trồng 40 cây xanh, 20 chiếc ghế đá, 4 cột đèn cao áp để chiếu sáng vòng xung quanh ao với số tiền xã hội hóa của nhân dân khoảng trên 1 tỷ đồng để làm thành ao bơi cho các cháu trong dịp hè. Ao Trung Thanh sau khi cải tạo xong đã tạo thành một chiếc “hồ bơi” tự nhiên trong xanh, sạch sẽ cho trẻ con chơi đùa, tắm mát”, Chủ tịch xã Hữu Hòa tự hào chia sẻ.

Cũng theo ông Cường, mới đây còn có giếng ở xóm Đại, thôn Hữu Từ được bà con nhân dân “biến” thành “bể bơi bốn mùa” tự nhiên để bà con nghỉ chân, trẻ em vui chơi tắm mát. Trong 6 tháng đầu năm 2021 nhân dân, cán bộ, đảng viên xóm Đại Khang, thôn Hữu Từ đã thực hiện xã hội hóa kinh phí thực hiện kè xung quanh giếng, nạo vét bùn, cải tạo thành ao bơi với diện tích giếng khoảng 1.200m2, số tiền xã hội hóa lên đến 328 triệu đồng và hàng trăm ngày công lao động của nhân dân, cán bộ, đảng viên xóm Đại Khang.

“Biến” hồ ô nhiễm thành “hồ điều hòa”

Sau thành công của việc cải tạo ao Trung Thanh, xã Hữu Hòa tiếp tục huy động các nguồn xã hội hóa để cải tạo hồ Quản Sen.

Theo ông Nguyễn Tá Cường, hồ Quản Sen có diện tích 4.700m2, trước khi được kè bị 4 trường hợp san lấp xây dựng công trình lấn chiếm gần 300m2 từ những năm 1995. Khi tiến hành làm đường giao thông nhân dân rất bức xúc, không đồng tình với việc làm đường giao thông mà chưa xử lý, thu hồi lại phần đất bị lấn chiếm của hồ. Do đó, xã đã tổ chức nhiều Hội nghị làm việc giữa cán bộ xã với cán bộ thôn để tuyên truyền vận động 4 trường hợp vi phạm trả lại phần diện tích cho xã để làm đường kết hợp với kè hồ nhưng các hộ không đồng tình đòi được hỗ trợ bồi thường.

Với quyết tâm trả lại mặt ao cho người dân, Ủy ban nhân dân xã Hữu Hòa đã kiên trì tiếp tục tổ chức 3 hội nghị họp toàn thể nhân dân của thôn Trung Thanh, thôn Cộng Hòa và thôn Đại Khang với người vi phạm để trao đổi, tuyên truyền thuyết phục người vi phạm tự giải tỏa trả lại diện tích lấn chiếm để phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả 4 trường hợp vi phạm đã tự giác tháo dỡ công trình, di chuyển tài sản trả lại toàn bộ phần diện tích lấn chiếm.

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết
Trước khi cải tạo, mặt hồ trở thành nơi đổ rác và khu trú bèo, cỏ dại.

Diện tích hồ đã được trả lại, nhưng hiện trạng mặt nước của hồ bị ô nhiễm, nhiều rác thải, rau bèo ứ đọng che kín mặt hồ, gây ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã tiếp tục họp bàn, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể xã lấy nòng cốt lực lượng Hội Nông dân xã kết hợp với các đoàn thể và nhân dân của 3 thôn thực hiện việc tổng vệ sinh, vớt, di chuyển toàn bộ rau bèo ra khỏi khu vực hồ (trong đó nguồn vốn xã hội hóa được huy động là trên 300 triệu đồng và 500 nhân công, 250 chuyến xe công nông chuyên chở với khối lượng hàng trăm tấn rác thải, rau bèo). Hiện nay, hồ Quản Sen đã được cải tạo trở thành hồ điều hòa sinh thái tạo cảnh quan môi trường giữa 03 thôn Trung Thanh, Cộng Hòa và Đại Khang.

Ngồi bên gốc cây tre vàng tỏa bóng mát trên bờ hồ Quảng Sen, anh Nguyễn Vỹ Dậu – người dân xã Hữu Hòa vui mừng cho biết, đã nhiều năm nay người dân sống quanh hồ không còn phải đóng cửa mỗi khi chiều đến, đặc biệt là những ngày nắng nóng khi mùi hôi bốc lên, rồi cũng không còn phải chịu cảnh ruồi muỗi vây quanh, không khí ngột ngạt như trước kia nữa. Bây giờ những nhà ven hồ đều sống trong không khí thoáng mát, tận hưởng những cơn gió từ mặt hồ mang lại. Quanh hồ còn được lắp đặt nhiều bàn, ghế đá để người dân ra hóng gió, hoặc ngồi nghỉ ngơi sau khi tập thể dục. “Chẳng ai bảo ai đâu, nhưng dân trong thôn đều tự ý thức vệ sinh môi trường, nhắc nhở nhau không vứt rác bừa bãi, không vứt rác xuống hồ, cho nên nhiều năm nay mặt hồ vẫn giữ được xanh trong, đường ven hồ vẫn sạch sẽ phong quang như thế”, anh Dậu tự hào.

Để vùng quê tưng bừng sức sống

Song song với cải tạo hồ, xã Hữu Hòa còn mở rộng tuyến đường liên thôn từ 2m thành hơn 4m. Hồ cải tạo xong cũng là lúc đường đã được đổ bê tông, người dân và các đoàn thể xã hội mang hoa ra trồng ven con đường tạo cảnh quan tươi đẹp, “trăm hoa đua nở”, tưng bừng sức sống

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết
Mặt nước Quản Sen được hồi sinh.

Chỉ sau một thời gian ngắn, xã Hữu Hoà mới hoàn thành việc cải tạo 2 ao hồ trong niềm vui hân hoan của bà con làng xóm. Sự kiện ao “sống lại” như một phép màu. Người dân trong xã như có hội, mừng vì thoát cảnh ô nhiễm, nhưng vui hơn cả là ai cũng có công đóng góp vào thành quả đáng tự hào này... Sau khi cải tạo, các ao, hồ được giao cho các hội, đoàn thể xã quản lý, thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, trồng hoa xung quanh. Từ đó, ao trở thành điểm lý tưởng để người dân gặp gỡ, trò chuyện, nghỉ ngơi mỗi khi đi làm đồng về hay đi tập thể dục; Ao Trung Thanh và hồ Quản Sen cũng trở thành điểm đến để các địa phương trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Để bảo vệ thành quả của cả cộng đồng cư dân, hàng tuần, bà con xã Hữu Hòa tự bảo nhau ra quân vệ sinh môi trường quanh các ao, hồ, các hộ gia đình sống quang ao, hồ cũng có ý thức bảo vệ môi trường, hàng ngày nhắc nhở nhau không vứt rác; thực hiện vớt rác ra khỏi ao, hồ, giữ cho nước ao, hồ sạch sẽ.

Không chỉ có ao Trung Thanh, hồ Quảng Sen, xã còn có 4km trục đường liên xã nằm dọc bờ sông Nhuệ. Năm 2017, Huyện ủy Thanh Trì có Chỉ thị 17 về việc cải tạo môi trường ở các tuyến sông chạy qua huyện, trong đó có xã Hữu Hòa. Bám sát Chỉ thị của Huyện ủy, Đảng ủy xã đã ra nghị quyết triển khai, huy động cả hệ thống chính chị và nhân dân tổng vệ sinh môi trường, phát bờ cây dại, trồng hoa trải thảm bên bờ sông Nhuệ thuộc xã Hữu Hòa. Từ năm 2017 đến nay, đoạn đường 4km ven sông luôn sạch sẽ, phong quang.

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết
Hà Nội đang nỗ lực để giải quyết ô nhiễm mặt nước sông, hồ, suối.

“Từ nhiều năm nay bà con duy trì rất tốt vệ sinh môi trường, tuy nhiên vẫn còn có một số ít người chưa có ý thức, vứt rác thải ra một số điểm bên bờ sông Nhuệ. Xã cũng đã có những biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, chụp lại hình ảnh để phạt vi phạm hành chính theo quy định”, ông Nguyễn Tá Cường cho biết.

Có thể nói, để có được những thành quả trên là nhờ sự nhờ lòng dân hoà quyện với ý đảng, khi có sự đồng lòng của toàn thể nhân dân các thôn, xóm thì mọi việc đều có thể thực hiện, bài toán khó đến đâu cũng có thể giải được. Những chiếc ao môi trường, hồ điều hòa ở xã Hữu Hoà ngày càng chứng minh hướng đi đúng của huyện và xã trong xây dựng nông thôn mới, chứng minh sự đồng lòng, đoàn kết, ý thức bảo vệ môi trường của người dân xã. Đó không chỉ là động lực, tiền đề để phát triển kinh tế mà còn là sự quan tâm của chính quyền và người dân đến cảnh quan và không gian sống.

Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo” đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến xác định cụ thể các “điểm đen”, khu vực ô nhiễm môi trường; xử lý ô nhiễm và kiểm soát các nguồn xả thải... Uỷ ban nhân dân Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên ngành tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Lừ, sông Sét,... và đảm bảo vận hành các trạm, nhà máy xử lý nước thải trên toàn bộ Thành phố.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động