Văn hóa và hiền tài làm nên văn hiến Thăng Long - Hà Nội
Bàn về khái niệm văn hiến và văn hiến Thăng Long, GS.TS Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên cho hay: Trước hết phải nói rằng, phương Tây không có khái niệm văn hiến. Chỉ trong lịch sử lâu đời của Việt Nam, Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo, khái niệm văn hiến mới được dùng. Ở Việt Nam, từ văn hiến xuất hiện lần đầu tiên trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (1428): “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
Xưa nay, văn hiến được hiểu với một nội dung khá rộng. Nó thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam so với bản sắc của dân tộc khác trước hết là ở núi sông bờ cõi đã chia và sau đó cũng còn là ở phong tục “Bắc, Nam cũng khác”. Bản sắc ấy cũng không chỉ ở truyền thống văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ mà còn ở sự tiếp nối không ngừng của các thế hệ anh hùng hào kiệt trong lịch sử Việt Nam.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên phát biểu tại Hội thảo. |
Chúng ta có thể khẳng định rằng khái niệm văn hiến là bao hàm không chỉ nội dung văn hóa, văn minh mà còn chứa dựng một yếu tố quan trọng nữa, đó là những hiền tài của đất nước. Nền văn hiến của một dân tộc bao gồm cả trình độ văn hóa và số lượng hiền tài của dân tộc ấy.
Theo GS.TS Đặng Cảnh Khanh, văn hiến theo cách hiểu ở Việt Nam, kể từ Nguyễn Trãi, là trạng thái phát triển nhất định của một dân tộc, gắn liền với ý chí tự tôn dân tộc, trình độ cao của văn hóa, tri thức và học vấn, tinh thần tình cảm và nhận thức của dân tộc ấy thông qua hoạt động cống hiến cho xã hội của một đội ngũ những người hiền tài. Nói theo Nho giáo, văn hiến chính là trí và nhân, là sự biểu hiện tập trung nhất của trí tuệ và con người của dân tộc ấy.
Nếu Nguyễn Trãi đã khái quát những truyền thống tốt đẹp tạo nên sức mạnh tinh thần bất diệt của dân tộc ta, thì có thể hiểu rằng, sức mạnh ấy cũng tập trung ở văn hiến Thăng Long. Văn hiến Thăng Long chính là sự kết tinh, sự thu nhỏ của văn hiến dân tộc và là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hiến dân tộc ấy. Chính vì vậy, nói tới văn hiến Thăng Long là nói tới văn hóa Thăng Long kết hợp với kẻ sĩ Thăng Long, những hiền tài của đất Thăng Long vậy.
Với tính chất trung tâm và hội tụ của mình, GS.TS Đặng Cảnh Khanh cho rằng, chúng ta cũng không nên nhìn nhận văn hiến Thăng Long - Hà Nội, con người Hà Nội bằng con mắt tĩnh mà cần phải hiểu nó như một khái niệm động. Văn hiến Thăng Long - Hà Nội là sự hợp lưu của con người ở nhiều vùng miền là tinh hoa của góp lại mà có. Nhà Lý quê ở Kinh Bắc, đã đưa văn hóa phật giáo về góp mặt với Thăng Long. Nhà Trần quê ở Tức Mặc đã góp thiên tài về tổ chức quân sự ở đất Thiên Trường cho Thăng Long… Tất cả đã bổ sung cho Thăng Long, góp phần làm nên thành tựu đa dạng của văn hóa Thăng Long Hà Nội trong văn hóa Việt Nam.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh dẫn lời GS Nguyễn Huệ Chi cũng cho rằng, chính môi trường văn hóa Thăng Long - Hà Nội “đã có một ưu thế riêng vừa cải biến nhanh chóng cốt cách của những con người nhập cư, biến họ thành người Hà Nội, vừa chưng cất, tinh lọc mọi sản phẩm mà họ sáng tạo để sớm trở thành những giá trị mới mẻ, khác xa với văn hóa gốc rễ nơi họ ra đời” . Ông cũng nhắc lại lời của sử gia Ngô Thì Sĩ khi nói về trường hợp của Lê Quý Đôn đã cho rằng phải thông qua môi trường học vấn của Kinh đô Thăng Long thì Lê Quý Đôn mới có thể trở thành một ông Bảng nhãn uyên bác đến như vậy, mà “nếu chỉ ở Thái Bình thôi thì quyết không bao giờ có được”.
GS.TS Đặng Cảnh Khanh khẳng định, dưới góc độ văn hóa, cần xây dựng không gian văn hóa cho Thăng Long - Hà Nội, gồm 4 chiều cạnh. Thứ nhất, chiều cộng cảm (tính hội tụ và lan tỏa): Thăng Long - Hà Nội, một mặt là nơi tiếp thu, chắt lọc, lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của các vùng khác, nhưng một mặt khác lại ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa của toàn khu vực.
Thứ hai, chiều sáng tạo: Thăng Long - Hà Nội phải là trung tâm của sự sáng tạo văn hóa, và khi ấy phải được tạo điều kiện phát triển tốt nhất, tăng sáng tạo trong không gian văn hóa. Thứ ba, chiều nhân văn, văn hóa Thăng Long - Hà Nội phải nhân văn và phải chống lại phản nhân văn.
Cuối cùng, chiều lịch đại, phải kế tục những nét đẹp của Thăng Long cổ xưa, giữ được nét thanh lịch của Thăng Long xưa, hiện đại hóa lên thành những nét đẹp tầng lớp văn hóa của Hà Nội ngày nay.
Cuối cùng, GS.TS Đặng Cảnh Khanh mong rằng, chúng ta phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân lịch sử đã tạo nên văn hiến Việt Nam và văn hiến Thăng Long. Việc lịch sử đã trao cho mảnh đất Thăng Long - Hà Nội sứ mệnh làm trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của cả nước, đó là vinh dự của mảnh đất và con người Thủ đô. Chúng ta, những người Hà Nội cần có trách nhiệm giữ gìn, phát triển và truyền lại những giá trị tốt đẹp của văn hiến Thăng Long không phải chỉ cho các thế hệ tương lại của Thủ đô mà còn cho cả đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51