Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội

Kho báu cho kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế về nguồn vốn văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông đã sáng tạo lên nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Những sáng tạo đó qua thời gian kết tinh thành hệ thống di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), ở hệ giá trị, trở thành điểm tựa, sức mạnh tinh thần giúp dân tộc vượt qua những khó khăn, thử thách để không ngừng khẳng định mình.

Trải dài trên dải đất hình chữ S thân yêu là sự sinh sống, định cư của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền chứa đựng những sắc thái văn hóa riêng với truyền thống, phong tục tập quán và những thực hành văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Truyền thống, bản sắc và những tri thức dân gian bản địa là nguồn vốn quan trọng để các tộc người khai thác, phát huy thông qua việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Công nghiệp văn hóa góp phần quảng bá vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam.

Từ xa xưa, người Việt Nam nổi tiếng thông minh, cần cù, chịu khó, luôn đề cao tinh thần hiếu học, trọng hiền tài. Truyền thống đó luôn được các thế hệ tiếp nối, phát huy. Ngày nay, với hơn 100 triệu dân, trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Đây là lực lượng quan trọng trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, đồng thời cũng là thị trường tiêu dùng văn hóa phong phú, với nhu cầu, thị hiếu văn hóa đa dạng.

Nhằm phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng, đảm bảo quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”; cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Với sự quan tâm của Đảng, sự đầu tư của Nhà nước, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chỉ tính riêng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đến nay, cả nước có khoảng 4 vạn di tích và gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước được kiểm kê, trong đó: 33 di sản được UNESCO, ghi danh (gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 10 di sản tư liệu được Chương trình Ký ức Thế giới ghi danh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới); có 133 di tích quốc gia đặc biệt, 3.637 di tích quốc gia, 11.232 di tích cấp tỉnh được xếp hạng; 598 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 131 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, 1.619 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú; có 294 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, trong đó có 161 hiện vật, nhóm hiện vật được bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng. Toàn quốc có 200 bảo tàng gồm 127 bảo tàng công lập và 73 bảo tàng ngoài công lập, lưu giữ và trưng bày trên 4 triệu tài liệu, hiện vật đặc biệt quý hiếm. Đây là “báu vật”, là nguồn tài nguyên nhân văn vô giá, nguồn vốn đặc biệt quan trọng để Việt Nam khai thác, phát huy.

Động lực để tiến lên

Nhằm khai thác và phát huy mạnh mẽ nguồn vốn văn hóa trong phát triển nhanh và bền vững đất nước, năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó tạo mọi điều kiện để ngành du lịch tăng tốc, phát triển, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho xã hội và nền kinh tế quốc gia. Nếu như năm 1990, mới chỉ có 250 nghìn lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 755 nghìn tỷ đồng; đóng góp 9,2% GDP. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng nổ, ngành Du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, ứng phó linh hoạt trong bối cảnh mới, ngành du lịch đã có những bước phục hồi, tăng trưởng trở lại, bắt đầu từ ngày 15/3/2022. Đây là bước ngoặt quan trọng tạo đà cho sự phục hồi của du lịch. Trong đó, du lịch nội địa trở thành điểm sáng với 101,3 triệu lượt trong năm 2022, cao hơn cả con số kỷ lục 85 triệu của năm 2019. Tính đến 10 tháng đầu năm 2024 lượng khách du lịch quốc tế đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023. Khách du lịch nội địa đạt khoảng 100,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 690 nghìn tỷ đồng. Với những thành tựu nổi bật, Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Trong 5 năm qua, Việt Nam được giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards 3 lần tôn vinh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, 5 lần nhận danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất thế giới; 4 lần là Điểm đến hàng đầu châu Á.

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Sau 7 năm thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, ngành công nghiệp văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt qua công nghiệp văn hóa góp phần quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Cùng với việc đổi mới về thể chế, chính sách, ngành Du lịch còn phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành trong việc huy động các nguồn lực đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, tạo khí thế và xung lực mới để xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể khẳng định rằng: Những đổi mới trong tư duy, hành động của ngành Du lịch những năm qua đã tạo những động lực quan trọng để khai thác và phát huy mạnh mẽ nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước trong bối cảnh mới. Đây là những điều kiện quan trọng để đất nước, nhân dân vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khánh An

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Giá xăng ngày 20/2 sẽ tăng khoảng 300 đồng/lít?

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (20/2), theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh tăng nhẹ. Trong đó, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ trong khoảng 200 - 280 đồng/lít. Nếu đúng như dự đoán, giá xăng sẽ có lần thứ 2 liên tiếp được điều chỉnh tăng trong tháng 2/2025.
Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Thanh Trì: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khoá XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các đại biểu đã được thông qua Tờ trình về việc xây dựng Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy, sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Xây dựng kịch bản tăng trưởng điện cao hơn so với Quy hoạch điện VIII

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt 8% trở lên theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, thì việc đảm bảo quy mô nguồn điện phải tăng trưởng gấp 2,5 - 3 lần công suất hiện tại. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chính Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương tổ chức.
Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt cho phát triển khoa học, công nghệ

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 19/2, có 454/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD

Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bế mạc Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV

Sáng 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Triệu tập tài xế ô tô kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy

Ngày 19/2, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết đã triệu tập tài xế điều khiển xe ô tô Mazda CX-5 kéo lê xe máy trên cầu Vĩnh Tuy chiều 18/2.

Tin khác

Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025

Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang, từ ngày 9/3 đến 15/3/2025 (tức 10/2 đến 16/2 âm lịch), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Tuyên Quang sẽ tổ chức Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025, với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”.
Vở nhạc kịch "Lửa từ Đất": Khắc họa chân dung Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội

Vở nhạc kịch "Lửa từ Đất": Khắc họa chân dung Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội

Sáng 18/2, Nhà hát Tuổi trẻ (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra mắt vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành uỷ chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội, nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Thương nhớ tháng Giêng

Thương nhớ tháng Giêng

Tháng Giêng trượt xuống sõng soài trên cơn dốc nghiêng nghiêng một ngày nhòe ướt mưa xuân. Mây giăng giăng trôi về yên vắng, khẽ khàng thay bớt tấm áo nâu sòng đợi nắng nhẹ tênh, thênh thang luồn chỉ mỏng óng ánh vào chiếc kim kì vĩ của thời gian, may lên chiếc áo nắng mỏng tang như lụa. Nắng tháng Giêng trong vắt như thủy tinh, bình minh tinh khôi choàng lên bước chân người những sảng khoái trong lành.
Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

Khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng - Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Kiến Quốc

Sáng 15/2, tại Vườn hoa Kim Đồng (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng), Sở Văn hoá - Thể thao thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Anh hùng Kim Đồng, Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh).
Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới cho hai làng nghề truyền thống: Gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm) và Dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông).
Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm Di tích Từ Lương Xâm được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Tối 12/2, tại Khu Di tích Từ Lương Xâm, Quận Hải An (TP. Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Khu vực Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và Khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng các đơn vị, địa phương liên quan.
Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

Hai phim Việt hấp dẫn khai sóng khung giờ mới trên VTV3

Từ ngày 17/2, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim được lựa chọn để khai sóng của đạo diễn NSƯT Vũ Trường Khoa và Trịnh Lê Phong, với hai phong cách kể truyện và chủ đề khác biệt.
Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

Du khách được trải nghiệm thêu thủ công tại đình Tú Thị

Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng) đã diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 419 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại sự kiện đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó du khách được trải nghiệm thêu thủ công.
Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đình Tường Phiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/2, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phúc Thọ đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu, đánh dấu mốc son trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

Người dân nô nức đi lễ Rằm tháng Giêng tại chùa Quán Sứ

Trong không khí thiêng liêng của những ngày đầu Xuân, ghi nhận trưa ngày 12/2 (tức Rằm tháng Giêng âm lịch), dòng người tấp nập nối tiếp nhau đổ về chùa Quán Sứ - ngôi chùa cổ kính nằm giữa lòng Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động