Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại Tổ sáng ngày 24/7 |
Đóng góp, cho ý kiến làm rõ thêm một số nội dung, vấn đề tại Tờ trình của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tại buổi thảo luận ở Tổ sáng ngày 24/7, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công của Chính phủ giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là các dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. "Chúng ta có 12 đại dự án, nhưng cả nhiệm kỳ vừa rồi tiến độ khắc phục còn chậm. Trong khi đó, điều đáng ngại hơn mỗi ngày qua đi, mỗi năm qua đi, nợ công tại 12 đại dự án này càng tăng lên, đến bây giờ vẫn còn là vấn đề chưa xử lý được. Điều này góp phần tăng thêm cho gánh nặng nợ công, ngân sách quốc gia", đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Góp ý về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho hay, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt ra ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá đó. Nhưng với Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, chúng ta chỉ có tổng nguồn vốn 2.870 nghìn tỷ đồng, trong đó 1.500 nghìn tỷ là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương. Với số vốn này, nếu chúng ta tiếp tục không có cơ chế để xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì không đáp ứng nguồn vốn cho phát triển.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội): Hạ tầng là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước. |
Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, trong bối cảnh dịch bệnh tác động như hiện nay, việc tập trung giải ngân đầu tư công rất quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với đó, giai đoạn tới Chính phủ cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, bởi trong kế hoạch còn chưa thấy chú trọng đến vấn đề này. Vì khi nguồn lực có hạn cùng với những tác động của dịch Covid-19, chúng ta nên lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết. Trong đó ưu tiên phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng thời, ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp cũng như bảo đảm an sinh và các phúc lợi xã hội cho công nhân tại các khu vực này.
Nhấn mạnh thêm đến công tác an sinh xã hội và các phúc lợi cho công nhân, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu rõ, Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới có đặt ra vấn đề thiết chế văn hóa cho công nhân. Nhưng thực tế chúng ta thấy, đầu tư tại các khu công nghiệp chỉ là đầu tư nhà máy, toàn bộ các khu ăn, ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa không có. Do đó, để "cụ thể hóa" Nghị quyết 02-NQ/TW, chúng ta cũng nên quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, ưu tiên đến nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp gắn liền với các thiết chế văn hóa, trường học... đi cùng.
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho biết, đại biểu đồng tình với một số quan điểm đưa ra tại Tờ trình của Chính phủ về những dự án liên quan đến liên kết vùng, tuy nhiên cần phải tập trung để không xảy ra tình trạng 63 tỉnh, thành phố phát triển theo kiểu 63 nền kinh tế. Chúng tôi thấy, các dự án lớn như đường vành đai 4 và một loạt các dự án khác tạo sự kết nối, phát triển cả một vùng Thủ đô; tạo động lực phát triển, thì cần tập trung cho các dự án trọng điểm đó để tạo xung lực phát triển cho cả khu vực…
Cũng đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, góp ý tại buổi thảo luận Tổ, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng cho biết, giai đoạn vừa qua qua là chúng ta đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải bằng việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm nhờ đó góp phần đẩy nhanh các dự án sớm hoàn thành, giải quyết cơ bản vấn đề nợ đọng. Song đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, giai đoạn vừa qua các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không thực hiện được mà phải chuyển sang đầu tư công, điều này cho thấy việc huy động các nguồn lực của xã hội chưa thành công. Vì thế, thời gian tới cần tiếp tục có cơ chế để thúc đẩy được đầu tư theo hình thức PPP.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận Tổ sáng ngày 24/7 |
“Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án PPP cần tốt hơn, vì chúng ta bị động, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn, rủi ro không khả thi. Chúng ta phải thực hiện các cam kết giữa nhà nước với nhà đầu tư để tránh tình trạng nhiều dự án PPP gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội phản ánh”, đại biểu Hoàng Văn Cường góp ý…
Trước đó, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo báo cáo, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được thực hiện quyết liệt với nhiều đổi mới. Thể chế, chính sách về đầu tư công được hình thành, ngày càng hoàn thiện, tạo khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư công...
Về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22