Ứng xử văn minh nơi chợ truyền thống
Phụ nữ Thủ đô tô đẹp thêm truyền thống ngàn năm văn hiến Luận bàn về chợ truyền thống ở Việt Nam hiện nay Tỉ trọng hàng Việt Nam có thế mạnh chiếm 60% tại các chợ truyền thống |
Chợ truyền thống có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hà Nội. Hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 400 chợ với hơn 90 nghìn hộ kinh doanh. Chợ truyền thống hiện đang chiếm ưu thế hơn so với các trung tâm thương mại về tạo việc làm cho lao động, về kết nối cộng đồng dân cư và gìn giữ văn hóa truyền thống.
Tuy vậy, những hạn chế còn tồn tại như: ứng xử thiếu văn minh trong mua bán, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, mất an ninh, an toàn cháy nổ và trật tự xã hội... đã và đang hạn chế sự phát triển của chợ. Trước thực tế đó đòi hỏi phải thay đổi về phương thức quản lý, gìn giữ nét đẹp truyền thống của chợ.
Mặt ngoài chợ Thái Hà phong quang, sạch sẽ |
Năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tham mưu Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 05/8/2022 về việc tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, trong đó có giao cho Hội LHPN chủ trì tham mưu thực hiện 3 mô hình điểm: “Tổ dân phố/thôn văn hóa kiểu mẫu”; “Danh lam thắng cảnh/Di tích lịch sử kiểu mẫu”; “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng".
Mô hình điểm “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng” đã được Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo triển khai thí điểm tại một số chợ như: Chợ Thái Hà, chợ Kim Liên (quận Đống Đa); chợ Gối, chợ Mới, chợ Phùng (huyện Đan Phượng); Chợ Thượng Thanh, chợ Kim Quan (quận Long Biên); chợ Giá (Hoài Đức); chợ Chúc Sơn, chợ Xuân Mai (Chương Mỹ). Bên cạnh đó, một số đơn vị đã chủ động chỉ đạo mô hình điểm như: Gia Lâm, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông, Thanh Xuân...
Huyện Gia Lâm đang trong lộ trình xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, nhóm tiêu chuẩn thành lập quận, thành lập phường vì vậy tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có xác định 1 trong 2 khâu đột phá của huyện là “xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và môi trường xanh, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu thành lập quận”, vì vậy mà công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động, các mô hình xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được lãnh đạo huyện rất quan tâm.
Cơ chế chính sách hỗ trợ về kinh phí hoạt động cũng được Uỷ ban nhân dân các cấp lưu ý, tạo điều kiện. Các khu chợ cũng được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa khang trang hơn; có khu để xe, khu buôn bán, khu vệ sinh cho người bán và người mua hàng.
Văn minh khu chợ khiến cho người dân an tâm khi mua hàng |
Tại tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình "Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả trong thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng", bà Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Lâm cho biết: Tại 3 địa bàn được Hội Phụ nữ lựa chọn thực hiện mô hình tại chợ, đó là chợ Sủi - xã Phú Thị, chợ Đông Dư và chợ Lã Côi - xã Yên Viên, chị em phụ nữ rất tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động vì cộng đồng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội cũng đã góp phần lan tỏa hoạt động của tổ chức Hội Phụ nữ đến các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn. Các hoạt động, mô hình của tổ chức hội được giới thiệu trên các trang mạng xã hội đã giúp các chị em tiểu thương biết đến hoạt động hội, thấy các hoạt động ý nghĩa, phù hợp, đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của các chị em nên đã chủ động tham gia với tổ chức hội.
Đặc biệt, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được chị em tiểu thương ủng hộ nhiệt tình. Khi hội đưa các mô hình như thành lập các câu lạc bộ dân vũ, khiêu vũ thể thao để các chị tiểu thương ở chợ tham gia hoạt động thì nhận được sự hưởng ứng của đông đảo chị em, tạo nên nét đẹp riêng cho văn hóa khu chợ.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của quận Đống Đa, bà Trần Thị Minh Xuân, Chủ tịch Hội LHPN quận Đống Đa cho biết: Mô hình chợ "Văn minh - an toàn - hiệu quả" là 1 trong 3 mô hình của Hội LHPN Thành phố hướng dẫn và chỉ đạo đến Hội LHPN tại 30 quận, huyện triển khai thực hiện trong năm 2023 trong đó Đống Đa là đơn vị làm điểm. Hội LHPN Quận Đống Đa đã tiến hành khảo sát các chợ trên địa bàn và quyết định lựa chọn chợ Thái Hà để xây dựng Mô hình.
Chợ Hàng Da |
Theo đó, Hội Phụ nữ đã thành lập tổ nòng cốt tuyên truyền Quy tắc ứng xử và tiêu chí Chợ văn minh gồm các chị em chi hội phụ nữ chợ Thái Hà, 2 phường Trung Liệt và Quang Trung. Hội phụ nữ đã in ấn, cấp phát gần 200 bản cam kết đến các tiểu thương chợ và và các chủ hộ kinh doanh ki ốt của Hợp tác xã Thái Hà. Tổ chức điểm tuyên truyền lưu động về Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại chợ, thường xuyên phát loa và đọc bài tuyên truyền.
Thực hiện công trình phần việc của Hội phụ nữ tại chợ, Hội LHPN quận đã đầu tư 100 đèn lồng treo dọc 2 bên tuyến phố trước cổng chợ tạo điểm nhấn để nhận diện chợ; trao tặng 4 thùng đựng rác cỡ đại; hơn 100 tạp dề có nút điều chỉnh; hơn 100 hộp găng tay ni lông cho các tiểu thương của chợ và hộ kinh doanh thuộc Hợp tác xã Thái Hà.
Bà Trần Thị Minh Xuân cho biết, trong gian tới, Hội tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Quận ủy, Uỷ ban nhân dân Quận chỉ đạo Ủy ban nhân dân, Công an 2 phường Trung Liệt và Quang Trung tiếp tục phối hợp với Ban quản lý chợ, Hợp tác xã Thái Hà thường xuyên sát sao đôn đốc, kiểm tra xử lý vi phạm để đảm bảo trật tự đô thị, phòng cháy chữa cháy khu vực chợ; nhân rộng mô hình điểm tại các chợ truyền thống khác trên địa bàn.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, chợ truyền thống có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hà Nội. Với vị thế đặc biệt trong vùng châu thổ sông Hồng, trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội luôn tạo nên sức hút mạnh mẽ của việc giao thương, hình thành nên một mạng lưới dày đặc các chợ trung tâm và chợ phụ cận. Chợ của Thăng Long - Hà Nội không chỉ là nơi mua bán, là sinh kế của người dân trăm miền mà còn là nơi giao lưu, hội tụ về giá trị văn hóa bốn phương, mang lại cho Hà Nội sự giàu có về nhiều mặt, chắt lọc nên tinh hoa trên nhiều lĩnh vực đời sống; đặc biệt là hình thành nên văn hóa giao thương của đất Kinh kỳ.
Ngày nay, xu thế hội nhập và phát triển về kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Chợ truyền thống của Thủ đô đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến chuyển đổi mô hình kinh doanh, sự cạnh tranh của các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới. Thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" trong đó nêu rõ phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và thị trường nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35