Ứng dụng công nghệ thực chiến để tạo bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam
Diễn đàn IIBF 2024 có chủ đề: “Ứng dụng công nghệ thực chiến để tăng cường nội lực và tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Đây là một diễn đàn bàn sâu về vấn đề kinh doanh thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới. Xu hướng ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực và trong kinh doanh đang là một xu hướng lớn diễn ra trên toàn cầu. Tại IIBF 2024 mổ sẻ, phân tích, đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tăng nội lực để đạt được những đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh trên thương trường.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế với hàng loạt FTA thế hệ mới đã được ký kết và ảnh hưởng của cuộc các mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động ngày càng sâu rộng.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại diễn đàn. |
“Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có đặc tính cạnh tranh hay vượt trội, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.
Mặt khác, cũng theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn trong thời gian gần đây dẫn tới sự gia tăng của những biện pháp tăng cường bảo hộ, sự cạnh tranh quyết liệt về công nghệ cùng với những đòi hỏi của mục tiêu phát triển bền vững là các vấn đề thực tiễn đang đặt ra cho doanh nghiệp, tạo áp lực lớn buộc doanh nghiệp phải thực hiện các giải pháp căn cơ, quyết liệt để vượt qua những thách thức cốt yếu về việc hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ, dần tiến tới tự chủ công nghệ theo hướng công nghệ xanh và bền vững.
Tại diễn đàn, ông Shashi Jagadiswaran, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Công nghệ Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam cho biết, gần đây có một nghiên cứu cho thấy con người khắp nơi trên thế giới hiện nay tiếp cận điện thoại di động hơn là bàn chải đánh răng. Do đó, dù ở trong lĩnh vực giáo dục, sản xuất, bán lẻ, tiêu dùng nhanh hay xe hơi… thì khách hàng hiện nay và tương lai đều ở đây (điện thoại di động - PV).
Hơn 300 khách mời tham dự diễn đàn. |
“Nghĩa là khách hàng của doanh nghiệp hiện sống trong thế giới kỹ thuật số. Ý tưởng ở đây là làm sao để đưa sản phẩm đến với nơi khách hàng đang sinh sống và từ đó chúng ta tìm túi tiền, tới cái ví của họ. Làm sao lấy được thị phần lớn nhất trong cái ví của họ, đó là câu hỏi chính của chúng ta”, ông Shashi Jagadiswaran nói.
Theo ông Shashi Jagadiswaran, hiện nay mọi người đang sống trong một thế giới ngập tràn công nghệ, với hàng loạt công nghệ mới đưa ra hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta thấy có quá nhiều công nghệ đưa ra thị trường, do đó, chúng ta muốn tiếp tục duy trì kinh doanh, muốn tiếp tục bám đuổi thị trường trong 10-20 năm nữa, thì chúng ta phải làm sao – đó là câu hỏi mà hầu hết doanh nghiệp trả lời.
Ông Shashi Jagadiswaran chia sẻ tại diễn đàn. |
Dẫn lại câu nói của John Wooden, vận động viên, huấn luyện viên bóng rổ nổi tiếng người Mỹ, “Nhà vô địch là những người xuất sắc trong những việc căn bản”, ông Shashi Jagadiswaran chia sẻ 5 yếu tố nền tảng mà các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng trước khi quyết định việc đầu tư vào công nghệ.
Thứ nhất, tăng doanh thu/thị phần: Xem xét liệu công nghệ có hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và khuyến khích văn hóa đổi mới không.
Thứ hai, giảm thiểu chi phí/lãng phí: Cân nhắc liệu công nghệ có thể đơn giản hóa quy trình vận hành, giảm chi phí bằng cách tự động hóa các tác vụ và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực.
Thứ ba, cải thiện an toàn thông tin: Xem xét năng lực của công nghệ trong việc cải thiện an toàn thông tin và bảo vệ thông tin mật và quyền sở hữu trí tuệ, và cân nhắc các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn.
Thứ tư, đổi mới linh hoạt: Xem xét liệu công nghệ có hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và khuyến khích văn hóa đổi mới không.
Thứ năm, phát triển bền vững: Xây dựng tương lai bền vững thông qua việc hợp nhất công nghệ với những chiến lược trọng tâm, nhằm đạt được các mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).
Nhấn mạnh yếu tố bền vững, ông Shashi Jagadiswaran cho rằng: “Ngày nay, sự đổi mới phải luôn đi kèm với cam kết về sự bền vững”, đó là điều các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý, bởi theo ông, “các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một khoảng cách so với các quốc gia phát triển trong khu vực, đặc biệt là về ESG, nhưng lại sở hữu một tiềm năng tăng trưởng đầy ấn tượng so với các nền kinh tế đang phát triển khác”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58