Tuyển tập "Người kép già" của nhà văn Kim Lân: Những trang viết đầy nhân văn và hiện thực
Nối sợi dây giữa xưa và nay trong "Hà Nội bảo thế là thường" Các nhà văn nói gì khi viết về đề tài thiếu nhi? |
Kim Lân thuộc về thế hệ nhà văn gạo cội, thành danh trên văn đàn từ trước Cách mạng Tháng Tám. Các tác phẩm của ông, với góc nhìn hiện thực nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần nhân văn, đã luôn được yêu mến và trở nên thân thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc.
Ở Lời giới thiệu, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết: "Kim Lân giã từ thế gian và để lại cho chúng ta hai di sản: Di sản chữ và di sản người. Cách sống, ngôn ngữ và hành xử của ông đối với cuộc đời này luôn luôn là những trang viết đau đớn, yêu thương và kiêu hãnh."
Tuyển tập truyện ngắn và vừa "Người kép già" của nhà văn Kim Lân. |
Những tác phẩm được lựa chọn in trong ấn phẩm này đều là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân. Ví như "Vợ nhặt", "Người kép già", "Đôi chim thành", "Làng", "Nên vợ nên chồng", "Ông lão hàng xóm", "Ông Cản Ngũ" và "Anh chàng hiệp sĩ gỗ"...
Cuộc sống, xã hội, phong tục, văn hóa… có thể đã đổi thay nhiều kể từ ngày những tác phẩm đầu tay của Kim Lân được đăng trên các tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Thế nhưng, dù thời gian và cuộc đời có biến thiên đến đâu, "những trang viết đau đớn, yêu thương và kiêu hãnh" với lối viết hồn hậu của Kim Lân vẫn luôn có thể chạm đến trái tim người đọc mọi thế hệ.
Tranh minh họa tác phẩm "Vợ nhặt" (Kim Lân) của họa sĩ Thành Chương. |
Đặc biệt, sách còn có sự minh họa của họa sĩ Thành Chương - một trong những họa sĩ tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam đương đại - đồng thời là con trai của nhà văn Kim Lân. Những minh họa của Thành Chương trong cuốn sách này giống như một cây cầu, kết nối nhà văn và độc giả, xưa và nay, truyền thống và hiện đại.
18 minh họa mang hồn cốt của 18 tác phẩm văn học, thể hiện thành công bằng ngôn ngữ hội họa, sẽ đem đến cho người đọc một trải nghiệm thú vị khi lật mở từng trang sách.
Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, nay là phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1942, Kim Lân trình làng truyện ngắn đầu tay "Đứa con người vợ lẽ", từ đó nhanh chóng xác lập tên tuổi trên văn đàn và trở thành cây bút quen thuộc của các tờ Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Một số truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân như "Làng", "Vợ nhặt", được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông… Ở tuổi xế chiều, Kim Lân bén duyên với điện ảnh và để lại dấu ấn khó phai với vai diễn Lão Hạc trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" và vai Lý Cựu trong phim "Chị Dậu". Năm 2001, nhà văn Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vì những đóng góp cho nền văn học nước nhà. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05