Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất

(LĐTĐ) Năm 2022 là năm hoạt động tuyển sinh có nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật để hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh. Với những điều chỉnh mới, cũng có không ít những khó khăn đặt ra. Trước thời điểm đóng Hệ thống xác nhận nhập học, bà Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những chia sẻ nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2022.
Đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào cao, lo đầu ra khó? Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa

Đảm bảo minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả Hệ thống

PV: Thưa bà, chỉ còn một ngày nữa Hệ thống xác nhận xét tuyển đại học sẽ đóng lại, cũng là cơ bản hoàn thành một mùa tuyển sinh với nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Nhìn lại hoạt động tuyển sinh vừa qua, theo bà đâu là những “mặt được”?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh, có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy.

Công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là sự đột phá về chuyển đổi số, đặc biệt là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt - đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ngoài ra, xét tuyển chung là khâu kỹ thuật để giúp các trường tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, mất cơ hội của những thí sinh khác. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống. Điều này cho thấy năm nay, tỷ lệ thí sinh ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước trong xét tuyển đợt 1.

Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành. Bộ GD&ĐT có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, hạn chế.

Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ như: Có trường tổ chức xét tuyển sớm theo học bạ dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều; có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.

Việc xét tuyển sớm ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên Hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.

Đã có trên 80% thí sinh xác nhận nhập học, các năm trước tối đa là 63%

PV: Trong khi Hệ thống lọc ảo chung của Bộ GD&ĐT được nhiều trường đánh giá là ưu việt, thì vẫn có ý kiến cho rằng, Hệ thống này gây bức xúc khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GD&ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Bà chia sẻ gì về ý kiến này?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Tính đến thời điểm hiện tại đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho các cơ sở đào tạo giảm thiểu được số lượng thí sinh ảo giữa các phương thức xét tuyển và giữa các cơ sở đào tạo; thí sinh được lựa chọn nguyện vọng đúng ngành và trường mong muốn mà không phải chịu sức ép phải xác nhận nhập học sớm.

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất
Thí sinh tìm hiểu về nguyện vọng xét tuyển đại học tại Ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2022 tại Hà Nội.

Việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.

Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022, Bộ GD&ĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Bộ GD&ĐT cũng khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường.

Có ý kiến cho rằng, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Đây là nhận định không chính xác. Điểm sàn do các trường quy định nhằm hạn chế hồ sơ đăng ký không đáp ứng yêu cầu đầu vào; các trường xác định điểm trúng tuyển theo nguyên tắc xét từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu, chứ không thể ấn định điểm chuẩn trúng tuyển ngay từ đầu.

Hầu hết sai sót đã được khắc phục

PV: Hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, cũng là một trong những phản ánh về tuyển sinh năm nay. Thực tế có trường hợp thí sinh như vậy hay không? Bộ GD&ĐT, các trường đã có những hỗ trợ như thế nào với những trường hợp thí sinh như vậy?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố là dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành, do thí sinh cung cấp (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) và các dữ liệu khác cùng các quy định tuyển sinh của cơ sở đào tạo; chỉ cần hơn kém 0,01 điểm hoặc tiêu chí phụ là đã có thể đỗ hoặc trượt, có thể trúng tuyển/không trúng tuyển ở trường này hay trường khác.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 được triển khai đồng bộ và triệt để. Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dẫn tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.

Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GD&ĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.

Cho đến thời điểm này, ngoài một số khó khăn trong thanh toán phí xét tuyển trực tuyến (do nền tảng thanh toán trực tuyến quốc gia và một vài kênh thanh toán trực tuyến) và lỗi hiển thị thông tin trúng tuyển trong sáng ngày đầu tiên thí sinh xác nhận nhập học (ngày 18/9), Hệ thống đăng ký thi và xét tuyển của Bộ GD&ĐT không có bất kỳ lỗi nào gây thiệt thòi cho thí sinh.

PV: Có câu hỏi đặt ra, phải chăng do Hệ thống công nghệ xét tuyển đại học chưa hề được kiểm nghiệm trong thực tế đã sử dụng trong tuyển sinh năm nay? Phải chăng trước khi triển khai những thay đổi về kỹ thuật, Bộ GD&ĐT chưa đánh giá tác động, chưa lường hết được vấn đề nên đã gây ra nhiều hệ luỵ, khó khăn cho thí sinh? Bà trả lời như thế nào với những câu hỏi này?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung năm 2022 không phải được xây mới hoàn toàn mà được kế thừa từ Hệ thống đã được triển khai thực hiện thành công từ các năm trước đây. Năm 2021 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trực tuyến và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyển trên Hệ thống. Năm 2022, Hệ thống chỉ nâng cấp để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng trên hệ thống và nộp lệ phí cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh năm 2022: Minh bạch, công bằng, thực chất
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Hệ thống đã được thử nghiệm, tập huấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng cho tất cả các đối tượng tham gia. Từ ngày 15/7 đến ngày 18/7/2022, Hệ thống đã được mở để tất cả thí sinh tham gia thử nghiệm đăng ký xét tuyển trước khi thí sinh đăng ký nguyện vọng chính thức. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT, các cơ sở đào tạo tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh trong việc đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí trực tuyến.

Với một Hệ thống lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp với quy trình chặt chẽ, trong đó có việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường truyền thông để các đối tượng tham gia biết và thực hiện. Bộ GD&ĐT đồng thời cũng đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra để kịp thời giải quyết. Mặc dù vậy, đa phần thí sinh tham gia Hệ thống lần đầu, hầu hết lại chưa có tài khoản và chưa từng giao dịch không sử dụng tiền mặt, vì vậy khó khăn là không thể tránh khỏi.

Đơn giản hóa các phương thức xét tuyển

PV: Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học với giáo dục đại học mới đây, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh tới việc “các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa”. Vì sao Bộ lại nhấn mạnh vấn đề này? Trước thực tế xét tuyển với quá nhiều phương thức do các trường tự đặt ra dẫn đến khó khăn như năm nay, theo bà, có nên đưa ra giải pháp mang tính “áp đặt” phương thức thay vì chỉ kêu gọi các nhà trường “đơn giản hóa” hay không?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.

Điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.

PV: Từ thực tế tuyển sinh năm nay, đại diện một số trường đại học và chuyên gia cho rằng, cần giữ ổn định cho năm 2023 nhưng phải hoàn thiện về hệ thống kỹ thuật. Bộ GD&ĐT đã tính toán đến việc hoàn thiện như thế nào?

Bà Nguyễn Thu Thủy: Hiện nay, Hệ thống đang tiếp tục hỗ trợ thí sinh xác nhận nhập học và xét tuyển bổ sung. Tất cả những vướng mắc, không thuận lợi trong quá trình triển khai đã được Bộ GD&ĐT ghi nhận, phân tích, để hoàn thiện quy trình tuyển sinh cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022, có thể khẳng định áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới Hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn.

- Xin cảm ơn bà!

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động