Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giảm thiểu rác thải nhựa
Cần chính sách khuyến khích các đơn vị giảm sử dụng sản phẩm nhựa | |
Người dân, tiểu thương chung tay giảm rác thải nhựa | |
Người dân Hà Nội hào hứng đến chợ nhận làn, túi thân thiện môi trường |
Tiện lợi, giá thành rẻ là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc giảm thiểu rác thải nhựa. Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi ni lông là 50.000 đồng/kg.
Người dân vẫn sử dụng túi ni lông với số lượng lớn vì sự tiện lợi mà ít quan tâm đến bảo vệ môi trường (Ảnh: Nguyễn Hoa) |
Tuy nhiên, hiện nay thực tế giá bán 1kg túi ni lông trên thị trường chỉ khoảng 25.000 - 40.000 đồng/kg thấp hơn so với mức thuế môi trường quy định. Thực tế, mức thuế trên vẫn chưa đủ sức răn đe, hạn chế các công ty sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần, do đó tình trạng sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường vẫn diễn ra nhiều.
Chia sẻ về những nguyên nhân, rào cản trong phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết lý do người tiêu dùng vẫn giữ thói quen sử dụng túi ni lông chủ yếu là do sự tiện lợi của túi ni lông khó phân hủy khi sử dụng, khi đi chợ không phải mang túi theo; giá thành của túi ni lông rẻ cũng là một trong các nguyên nhân làm cho người tiêu dùng khó thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt.
Ngoài ra, các sản phẩm thân thiện với môi trường còn chưa được bán phổ biến tại các cửa hàng tiện lợi và các sản phẩm này cần công nhận chất lượng đạt chuẩn của cấp có thẩm quyền cấp phép, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng...
Để góp phần hạn chế, tháo gỡ những khó khăn đó, tại Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni lông, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni lông.
Bên cạnh đó, đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia đều cho rằng cơ chế, chính sách là “1 trong 3” nhóm giải pháp lớn cần tích cực triển khai để giảm thiểu rác thải nhựa, các đại biểu đề xuất phải có hệ thống cơ chế, chính sách, cụ thể hóa định hướng kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt là đồng bộ từ nỗ lực đến thu gom – phân loại – tái chế, tái sử dụng chất thải đến cơ chế, chính sách khuyến khích những công nghệ “biến rác thải thành tài nguyên”.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội hiện nay, các nhóm giải pháp đang được tích cực triển khai để giảm thiểu rác thải nhựa. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của cơ quan quản lý và người được giao thực hiện phải làm quyết liệt, thường xuyên, đến cùng thì mới giải quyết được vấn đề.
Với góc độ là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường, ông Phạm Cao Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) cho rằng, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt từ phía chính quyền, cần sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể, sự đồng thuận hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Cùng đó, các chính sách hỗ trợ về thuế xuất, mặt bằng, trợ giá đối với các hoạt động xử lý rác tái chế mà thị trường không thể điều tiết được… sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động phân loại – thu gom – tái chế - tái sử dụng rác hiệu quả.
Đồng quan điểm này, bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, việc luật hoá nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa khó phân hủy mà doanh nghiệp sản xuất là rất cần thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chính sách cần đồng bộ, có đánh giá về ảnh hưởng đối với doanh nghiệp sản xuất có sử dụng sản phẩm nhựa khó phân hủy. Do vậy, những doanh nghiệp thay đổi công nghệ cần có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi thuế hoặc Nhà nước có thể hỗ trợ kinh phí mua công nghệ về lĩnh vực này từ nước ngoài để áp dụng cho doanh nghiệp trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Tin khác
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05
Thời tiết mới nhất: Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ trời chuyển lạnh, có nơi dưới 15 độ C
Môi trường 17/11/2024 06:54