Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022

(LĐTĐ) Sau hai năm tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sáng nay (13/4), Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 đã chính thức diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm).
Sáng nay (13/4), diễn ra Lễ khai mạc Hội báo toàn quốc 2022 Hội Báo toàn quốc 2022 trở lại với nhiều hoạt động hấp dẫn

Tới dự Lễ khai mạc, về phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Các đại biểu dự Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022.

Tới dự lễ khai mạc về phía thành phố Hà Nội, đơn vị đồng chủ trì Hội Báo toàn quốc năm 2022 còn có đồng chí: Lê Hồng Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ngoài ra còn có lãnh đạo các cơ quan ở Trung ương, lãnh đạo các cơ quan Thông tấn, báo, đài, cùng hội viên, nhà báo và công chúng báo chí.

Phát biểu khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết, tiếp theo thành công của Hội Báo toàn quốc 2016, 2017, 2018, 2019, năm nay là năm thứ 5, Hội Báo toàn quốc 2022 với tầm vóc và quy mô lớn, nhiều hoạt động phong phú, thu hút sự tham gia nhiệt tình của 106 gian trưng bày, gồm 49 đơn vị báo chí của Trung ương và bộ ngành cùng 57 đơn vị địa phương.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc.

Hoạt động trưng bày chuyên đề gồm 4 khu vực: Khu vực trưng bày chuyên đề; Khu vực khối báo chí Trung ương; Khu vực trung tâm toàn cảnh báo chí 63 tỉnh, thành; Khu vực trưng bày hình ảnh, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí. Hội báo trưng bày các loại ấn phẩm, gồm báo Tết Dương lịch 2022, báo Tết Nhâm Dần, các chương trình phát thanh, truyền hình Tết đặc sắc, giao diện báo điện tử đẹp; biểu dương những thành quả lao động xuất sắc của những người làm báo cả nước.

Hội Báo toàn quốc 2022 xây dựng hệ thống hình ảnh, màu sắc cũng như bố trí, sắp xếp từng khu vực một cách khoa học, trong khuôn viên rộng và đẹp của Bảo tàng Hà Nội, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tôn vinh và biểu dương lực lượng báo chí cả nước.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh trống khai Hội.

Đặc biệt, tạo điểm nhấn, làm nên nét đặc sắc cho Hội báo như: Lễ trưng bày “100 năm Báo Le Paria” (Người Cùng Khổ); Triển lãm ảnh báo chí “Những nẻo đường xuân”; Diễn đàn: “Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số”; Tọa đàm: “Chuyện nghề: Hai chữ Nhân Văn”; Chương trình ca nhạc “Giọng hát hay những người làm báo”. Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2022 còn có các hoạt động chào mừng Hội báo toàn quốc do Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Các đại biểu cắt băng khai mạc.

Trong khuôn khổ Hội Báo, Ban Tổ chức sẽ bình chọn và trao giải: "Bìa báo Tết ấn tượng", dành cho các ấn phẩm in, có bìa hình thức đẹp, có bản sắc; giải "Giao diện báo điện tử ấn tượng", dành cho Báo Điện tử dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; giải "Chương trình phát thanh, truyền hình ấn tượng” dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ngoài ra, còn có Giải “Ấn tượng báo chí 2022” dành cho tập thể hoặc cá nhân tổ chức sự kiện/hoạt động hấp dẫn, có dấu ấn trong khuôn khổ Hội báo.

Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ dự lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2022 phát biểu, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Đội ngũ làm báo và các cơ quan báo chí đã chủ động, hiệu quả, linh hoạt, bám sát cơ sở và phản ánh kịp thời, trung thực, khách quan các hoạt động của nhân dân ta và của cả hệ thống chính trị, góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận, tạo động lực trong xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế về những thành tựu, kết quả phòng, chống dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế và những kết quả bước đầu rất quan trọng mà nhân dân ta đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm gian trưng bày báo chí Thủ đô.

97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm lo, dìu dắt của Bác Hồ và sự tin yêu, đùm bọc của nhân dân, báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Trong các giai đoạn lịch sử của đất nước từ khi có Đảng, báo chí luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Trong những thành tựu chung của báo chí cách mạng Việt Nam, có vai trò rất quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam. Đã thành truyền thống, Hội Báo toàn quốc là ngày hội của giới báo chí và công chúng báo chí cả nước.

"Đây là hoạt động giàu ý nghĩa chính trị, xã hội và văn hóa, giàu chất trí tuệ, làm sinh động, phong phú thêm đời sống báo chí, là dịp để biểu dương lực lượng báo chí cách mạng, tạo không khí thi đua giữa các nhà báo, các cơ quan báo chí và các Hội Nhà báo, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động báo chí", đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Gian trưng bày của báo chí Thủ đô.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, cùng với Hội Báo toàn quốc hằng năm, tại các địa phương trong cả nước, Hội báo Xuân cũng được tổ chức hằng năm, sau đó tặng các ấn phẩm báo Xuân, báo Tết cho bộ đội ở biên giới, hải đảo, và những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, để nhân dân và chiến sĩ cùng được tiếp cận những ấn phẩm báo chí giàu bản sắc văn hóa và tri thức. Hội báo toàn quốc và Hội báo Xuân của các địa phương đã góp phần nâng cao vị thế của các cấp Hội Nhà báo, nâng cao vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, đưa báo chí gắn bó mật thiết hơn với đời sống của nhân dân...

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022
Toàn cảnh Lễ khai mạc.

Ngay sau Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022 là Lễ khai mạc không gian trưng bày chuyên đề 100 năm Báo Le Paria, ngay cạnh khu vực sân khấu chính của hội báo. Tròn 100 năm trước, báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản số đầu tiên với tôn chỉ, mục đích: “chiến đấu” và “giải phóng con người”, góp phần quan trọng truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các nước thuộc địa. Trực tiếp tham gia sáng lập, điều hành và là linh hồn của báo, chính là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người sáng lập báo Thanh Niên và khai mở nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo Le Paria với dấu mốc lịch sử 100 năm ra đời đáng tự hào đã được Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sưu tầm và trưng bày tại Hội báo toàn quốc năm nay, sẽ góp phần lan tỏa ánh sáng nhân văn và phong cách, đạo đức báo chí Hồ Chí Minh - di sản quý báu Người để lại cho đất nước và nhân dân ta, cho các thế hệ người làm báo hôm nay và mai sau.

Tại Hội Báo toàn quốc năm 2022, báo chí Thủ đô có khu trưng bày với sự tham gia của 9 cơ quan báo chí, bao gồm Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hànộimới, Báo Kinh tế và Đô thị, Lao động Thủ đô, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô... Đến với khu trưng bày này, độc giả sẽ có cơ hội tiếp cận, tham quan, xem các sản phẩm báo Xuân phong phú và đa dạng, mang đậm dấu ấn của văn hóa, kinh tế - xã hội Thủ đô.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?

(LĐTĐ) Mặc dù chưa xây dựng nội dung đề cương chi tiết giảng dạy, chưa lấy ý kiến các tổ bộ môn, nhưng Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm ...
Phát động Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Phát động Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Ban Chỉ đạo 35 quận Bắc Từ Liêm phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần 3 năm 2023.
Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

(LĐTĐ) Chiều 23/3, Quận ủy Tây Hồ đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí ...
Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

(LĐTĐ) Chiều 23/3, đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa xe tải và xe đầu kéo, tông sập nhà dân, khiến 3 người bị thương nặng tại Quốc lộ 1 ...
Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh

Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh

Để hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật quảng cáo trên môi trường mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Danh sách nội dung “đã được xác ...
Hà Nội: Tôn vinh 82 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực cho công tác xã hội

Hà Nội: Tôn vinh 82 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực cho công tác xã hội

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 7 năm ...
Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn quận Tây Hồ lần thứ VI, Đại ...

Tin khác

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

(LĐTĐ) Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa thiết thực cùng với các luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính sách thu hút và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Khắc phục tình trạng Hà Nội thì “nuôi”, khi trưởng thành thì chọn nơi khác để phát triển.
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng những không gian sáng tạo là yếu tố then chốt, cần thiết để tạo ra sản phẩm văn hóa, mang đến lợi ích kinh tế - xã hội.
Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

Phụ nữ, hãy giữ cho mình sự tự tôn!

(LĐTĐ) Đêm muộn, sau một chuyến bay dài, tôi ngồi nghỉ tại sảnh của sân bay. Trong dòng người di chuyển ra phía cửa, ánh mắt tôi chạm vào một phụ nữ đang kéo một vali đồ khá nặng, tay dắt con nhỏ, tất tả bước vội theo một người đàn ông phong độ thảnh thơi xách một chiếc cặp nhỏ đi phía trước. Đứa bé bi bô gọi: “Bố ơi, chờ con...”. Dõi theo bóng họ, tôi lặng lẽ suy ngẫm về sự tự tôn của phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động