Tuần lễ áo dài: Phát huy vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

(LĐTĐ) Có lẽ ở bất cứ nơi đâu, sự xuất hiện duyên dáng của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài cũng có một sức hút mãnh liệt. Những ngày vừa qua, khi phụ nữ cả nước hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài 2021”, từ cơ quan, công sở, trường học, trên đường phố… đều ngập tràn hình ảnh áo dài – niềm tự hào của dân tộc Việt.
Nữ công nhân viên chức lao động huyện Phú Xuyên tích cực hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” Nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa duyên dáng hưởng ứng “Tuần lễ áo dài Việt Nam”

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài xứng đáng được coi là trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh.

Tuần lễ áo dài: Phát huy vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam
Ảnh: BT

Thường ngày, có thể thấy áo dài xuất hiện trên đường phố bên những nơi có cảnh đẹp, có hoa nở bốn mùa… để những cô gái, những chị em phụ nữ thi nhau tạo dáng chụp ảnh. Rồi áo dài xuất hiện trong những sự kiện lớn nhỏ, từ trường học cho đến phố phường… Thế nhưng vào Tuần lễ Áo dài, sự có mặt của áo dài dường như dày đặc hơn không khỏi khiến người ta choáng ngợp. Từ nhà ra phố, từ công sở đến trường học… nơi đâu cũng có sự xuất hiện của tà áo dài cùng những khuôn mặt tươi xinh, vóc dáng thướt tha của phụ nữ Việt. Vẻ đẹp ấy càng được tô đậm thêm khi phụ nữ cả nước mặc áo dài và “khoe” vẻ đẹp ấy trên mọi phương diện. Những ngày này, cả mạng xã hội cũng được “trang trí” rực rỡ bởi màu sắc của áo dài.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Nga - Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2 bày tỏ: “Tôi rất hoan nghênh và cảm thấy hãnh diện khi được khoác lên mình tà áo dài Việt Nam. Xưa nay áo dài vốn là trang phục truyền thống và là biểu tượng về nét đẹp văn hóa của dân tộc. Bản thân mỗi giáo viên khi mặc áo dài đến lớp càng phải ý thức hơn trong cách ứng xử, làm việc. Phải làm sao để phát huy được hết vẻ đẹp tinh thần của chiếc áo dài”.

Cô Phạm Minh Phương – Trường Trung học cơ sở số 1 Bảo Yên (Lào Cai) cho biết, ngay từ ngày đầu tiên của Tuần lễ Áo dài, các cô giáo đã đồng loạt mặc áo dài đến lớp. Cô Phương chia sẻ: “Tuần lễ áo dài là một hoạt động vô cùng ý nghĩa để tôn vinh áo dài dân tộc. Hiện nay tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Đã từ rất lâu, áo dài trở thành đồng phục quy định của nhiều công sở mọi người cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Ngày nay chất liệu áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng lộng lẫy, nhu hòa làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt. Vì thế mặc áo dài rất thoải mái, thậm chí còn khiến cho tôi và nhiều đồng nghiệp tự tin hơn khi đứng trên bục giảng”.

Bà Lê Kim Anh – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội cho biết: Không gì tôn vinh nét đẹp người phụ nữ Việt Nam bằng tà áo dài. Chị em phụ nữ mặc áo dài chính là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, văn minh của phụ nữ Thủ đô. Việc hưởng ứng Tuần lễ Áo dài khẳng định sự chủ động của các cán bộ, hội viên phụ nữ để tự tin ứng phó, bước qua đại dịch Covid-19. Từ năm 2020, hưởng ứng chuỗi sự kiện “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị của Áo dài trong đời sống xã hội; khẳng định vị thế Áo dài là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam.

Áo dài Việt Nam vừa giữ được sự truyền thống xa xưa vừa có những cách tân hiện đại để phù hợp với nhu cầu. Trang phục này có thể mặc đi chơi, cũng có thể mặc đến nơi công sở. Hình ảnh cô học trò mặc áo dài trắng đi trên hè phố, tà áo tung bay trong gió đã lôi cuốn biết bao ánh nhìn, làm say đắm biết bao con tim; các bà, các mẹ mặc áo dài đi lễ chùa trông kín đáo mà thanh lịch; cô dâu diện áo dài đẹp kiêu sa trong lễ cưới, hỏi...

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động Tuần lễ áo dài Việt Nam năm 2021 trên toàn quốc. Việc này góp phần tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về lịch sử, giá trị của áo dài Việt Nam, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là cán bộ, hội viên, phụ nữ trong gìn giữ, phát huy di sản văn hóa.

Để Tuần lễ áo dài Việt Nam năm nay nhận được sự hưởng ứng, lan tỏa rộng rãi của chị em phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động các tỉnh, thành phố, đơn vị trực vận động hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức, thanh niên hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể, đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19. Đồng thời, hoạt động của Tuần lễ áo dài Việt Nam được đẩy mạnh tuyên truyền trên kênh thông tin đại chúng, truyền thông xã hội nhằm khẳng định giá trị, vị thế của áo dài.

Hưởng ứng chương trình, từ ngày 1/3, các cơ quan, công sở, trường học trên khắp các tỉnh thành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức đã đồng loạt mặc áo dài đến công sở, tạo nên những vườn hoa thắm sắc hương trên cả nước./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Xem thêm
Phiên bản di động