Từ nay đến năm 2035: Cần nguồn vốn trên 37 tỷ USD để đồng bộ hóa kết cấu đường sắt đô thị Hà Nội

Để thực hiện mục tiêu đồng bộ kết cấu đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, nhu cầu vốn đặt ra cho giai đoạn 2024 - 2030 (xây dựng 96,8 km) sơ bộ là khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031- 2035 (xây dựng 301 km) sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần khoảng 37,2 tỷ USD.
Quyết tâm giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Phấn đấu đến năm 2035 vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị

Ngày 17/8, tại hội nghị lần thứ tư của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã nêu phương án hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội.

Từ nay đến năm 2035: Cần nguồn vốn trên 37 tỷ USD để đồng bộ hóa kết cấu đường sắt đô thị Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, trong những năm qua, Hà Nội đã tăng cường triển khai thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt là phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

Dù gặp nhiều thách thức, khó khăn, nhưng đến nay Thành phố đã đạt được một số kết quả cụ thể. Đó là, Hà Nội đã đưa vào vận hành Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao).

Thành phố đã chủ động phối hợp với các địa phương lân cận thống nhất, quy mô, hướng tuyến các tuyến giao thông kết nối, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị (cập nhật tại Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô), phục vụ kết nối giao thông, liên kết vùng nhằm tạo động lực, không gian phát triển.

Đặc biệt, Hà Nội đã chủ trì xây dựng, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn chỉnh Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TƯ ngày 28/2/2023.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2035, hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 410,8 km (bao gồm các tuyến đã đi vào vận hành, khai thác: Tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao Tuyến số 3.1 Nhổn - Cầu Giấy).

Để thực hiện mục tiêu này, nhu cầu vốn đặt ra cho giai đoạn 2024 - 2030 (xây dựng 96,8 km) sơ bộ là khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031-2035 (xây dựng 301 km) sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần khoảng 37,2 tỷ USD.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn phân tích, qua rà soát các nguồn vốn đầu tư công, tổng hợp khả năng cân đối các nguồn vốn có thể huy động khác của Thành phố đến năm 2035 là khoảng 28,56 tỷ USD. Như vậy, đến năm 2035, thành phố cần Trung ương hỗ trợ khoảng hơn 8,6 tỷ USD.

Đến năm 2045, Thành phố đầu tư xây dựng hoàn thành 5 tuyến còn lại (201 km), hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác tổng thể hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô (gồm 15 tuyến, đoạn tuyến điều chỉnh, bổ sung với tổng chiều dài khoảng 616,9 km) với nhu cầu vốn giai đoạn này khoảng 18,252 tỷ USD.

Từ nay đến năm 2035: Cần nguồn vốn trên 37 tỷ USD để đồng bộ hóa kết cấu đường sắt đô thị Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô 2024. Theo đó, việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại thành phố được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững và được áp dụng các quy định: HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD theo phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn; quyết định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.

UBND Thành phố quyết định đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, quyết định đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thành phần, quyết định đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

6 giải pháp đột phá chiến lược

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hà Nội còn nhiều thách thức. Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế như đã nêu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện 6 giải pháp đột phá.

Một là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế chính sách đã được định hướng trong Luật Thủ đô (sửa đổi) trong khuyến khích đầu tư nhằm thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giảm áp lực ngân sách, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Hà Nội thực hiện 6 giải pháp đột phá để phát triển đường sắt đô thị
Từ nay đến năm 2030, Hà Nội cần nguồn vốn gần 15 tỷ USD để đồng bộ kết cấu đường sắt đô thị (Ảnh CTV)

Hai là, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Đề án tổng thể tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô báo cáo cấp có thẩm quyền trình Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù làm cơ sở triển khai thực hiện.

Ba là, tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng. Trong đó, ưu tiên triển khai bước các tuyến đã có nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, thiết kế chi tiết (Tuyến số 1, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên; Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến số 3, đoạn Cầu Giấy - ga Hà Nội - Hoàng Mai; Tuyến số 5: Văn Cao - Hòa Lạc).

Bốn là, tập trung phát triển tổ hợp ga Ngọc Hồi - là ga trung tâm tích hợp đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị. Đối với việc phát triển các trung tâm logistic lớn cần xác định điều kiện tiên quyết là phải có các nhánh đường sắt đi vào để giảm thiểu chỉ phí vận tải. Đồng thời có chính sách phù hợp để đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và từng bước chủ động việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.

Năm là, có chiến lược riêng về mô hình TOD, xem đây là một giải pháp trọng tâm, ưu tiên để phát triển đô thị bền vững. TOD phải được nhìn nhận trên góc độ tổng thể phát triển/tái phát triển đô thị, cấu trúc/tái cấu trúc đô thị, không chỉ nhìn nhận riêng rẽ từ góc độ lĩnh vực giao thông vận tải; Quy hoạch, khai thác triệt để không gian ngầm khu vực nhà ga, đề po của các tuyến đường sắt đô thị trong khu vực nội đô lịch sử (từ Vành đai 3 trở vào) do khu vực này cơ bản đã khai thác hết không gian trên mặt đất, mật độ đô thị cao.

Sáu là, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận nhằm cụ thể hóa các định hướng kết nối, thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với hệ thống đường sắt đô thị giữa các địa phương trên cơ sở định hướng triển khai tại các đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị với các trung tâm logistic, khu đô thị mới…

Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cũng nêu 3 kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Trong đó, Thành phố kiến nghị Thủ tướng sớm quyết định lựa chọn công nghệ để thực hiện đồng bộ trên toàn quốc; đảm bảo hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, về các yếu tố đầu máy, toa xe, đường ray… Đặc biệt là đồng bộ về kết nối hệ thống, kết nối liên vùng giữa các tỉnh, thành phố trong tương lai.

Hoàng Phúc - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Tối 26/4, tại Sân khấu chính - Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Thị ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức sơ kết 3 năm hoạt động không gian văn hóa và tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - Xứ Đoài 2025.
Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Tưng bừng Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11

Nhân kỷ niệm 61 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/4/1964 - 28/4/2025), ngày 26/4, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”.
Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Chính phủ đề xuất 11 chính sách miễn, giảm tiền thuê đất

Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 26/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).
Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Quận Hoàn Kiếm thông qua nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Ngày 25/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Hoàn Kiếm tổ chức kỳ họp thứ 18, HĐND quận khóa XX. Tại kỳ họp, HĐND quận đã xem xét, thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm; phê duyệt quyết toán ngân sách Nhà nước quận năm 2024.
Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Đó là chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tỉnh Nghệ An
Tạm giữ hơn 3 tấn khí nghi khí cười

Tạm giữ hơn 3 tấn khí nghi khí cười

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra 2 đối tượng, tạm giữ hơn 3 tấn khí (nghi khí cười N2O), tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính hơn 600 triệu đồng.
HĐND quận Long Biên biểu quyết tán thành phương án sắp xếp còn 4 phường

HĐND quận Long Biên biểu quyết tán thành phương án sắp xếp còn 4 phường

Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Long Biên khóa IV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung theo thẩm quyền, trong đó có chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Tin khác

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố thường kỳ tháng 4/2025, để xem xét một số nội dung trình HĐND và theo Chương trình công tác năm 2025 của UBND Thành phố.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 28/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Xem thêm
Phiên bản di động