Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
“Mang sức ta giải phóng cho ta” Phố cổ Hà Nội rộn ràng với nhiều hoạt động mừng Quốc khánh 2/9

Tự hào về mùa thu cách mạng

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Trở lại thời khắc lịch sử huy hoàng đó, khi phát xít Nhật tiến hành cuộc đảo chính hất cẳng Pháp ngày 9/3/1945, thì ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng đã quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa với Chỉ thị: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Ngay sau đó, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức.

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Tuyên Quang khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra 3 nguyên tắc bảo đảm Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung - thống nhất - kịp thời.

23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh Tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 10 năm sau, Hà Nội vinh dự trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây là sự bổ sung quý giá cho vị thế của Hà Nội với các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô Anh hùng”, là cơ hội để Hà Nội phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, sớm trở thành đô thị sáng tạo, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của khu vực và thế giới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền… Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.

Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc, nó tiếp nối truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông thuở trước; đồng thời là bản hùng ca kết thúc thắng lợi một thế kỷ ngoan cường chống thực dân và phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta. Tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do, tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam.

Dấu ấn về mùa thu độc lập, đổi mới và phát triển

Trong những ngày này, ông Công Ngọc Dũng (trú tại ngõ 319, đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) lại thấy xúc động lạ thường. Ngôi nhà từ thời ông bà nội của ông từng là địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ ngày 23-25/8/1945 đã trở thành Di tích Quốc gia.

Trong thời gian đó, khi từ Chiến khu Việt Bắc trở về, Bác đến nhà cụ Nguyễn Thị An (bà nội ông Dũng) nghỉ ngơi và làm việc, trước khi vào nội thành Hà Nội chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hàng chục năm nay, ông tình nguyện là người trông nom, gìn giữ di tích này, nâng niu những kỷ vật liên quan đến những ngày Bác Hồ ở và làm việc tại đây. Vẫn còn đó chiếc máy chữ, chiếc vali mây của Bác được mang về từ Chiến khu Việt Bắc, bộ sập gỗ, bộ trường kỷ Người làm việc và nghỉ ngơi, chiếc thau đồng Bác dùng...

Ông Công Ngọc Dũng cho hay thời đó cả nhà không ai biết ông cụ ở nhà mình chăm chỉ thức khuya dậy sớm làm việc, có lối sống giản dị là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Dũng nhớ lại: “Thời điểm đó là chiều 23/8/1945, khi đò cập bến cây gạo Phú Xá, có một đoàn người đi tới. Trong đoàn có một ông cụ già để râu, mắt sáng đi thẳng về nhà cụ Nguyễn Thị An. Ông cụ già cùng đoàn người đã nghỉ ngơi và làm việc tại đây từ chiều 23 đến 25/8”.

“Trước khi rời đi, ông cụ đã gặp tất cả những người trong gia đình tôi để nói lời cảm ơn. Chiều 2/9/1945, gia đình tôi ra Quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh, khi nghe giọng đọc qua loa phóng thanh, tôi đã nhận ra người đang đọc Tuyên ngôn Độc lập chính là ông cụ đã ở trong nhà mình trước đó, nhưng không dám khẳng định. Sau này khi trở về, gia đình mới được thông báo, ông cụ đã ở trong nhà của gia đình chính là Bác Hồ”, ông Dũng chia sẻ.

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới
Không chỉ là trung tâm hành chính, chính trị của đất nước, Hà Nội hôm nay còn là trung tâm kinh tế lớn, là Thành phố có hạ tầng cơ sở phát triển nhất cả nước. (Ảnh minh họa một góc Hà Nội đêm)

Dịp này, khi cả nước kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9, Di tích Quốc gia Địa điểm Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An đón nhiều đoàn khách của các cơ quan, đoàn thể tới thăm. Họ đến để tham quan, tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Bác, về những ngày Người ở và làm việc tại đây, về dấu ấn chuẩn bị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

79 năm trước, ngày 2/9/1945, bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc, đã vang lên tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi của dân tộc ta. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới.

Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Trọng Thơ, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 2/9/1945 là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu một chính thể mới ra đời sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, chấm dứt thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Điều đó càng có ý nghĩa khi ngày Quốc khánh không chỉ là dấu mốc của một dân tộc bị nô dịch trở thành một nước độc lập, mà là sự ra đời một Nhà nước Việt Nam mới. Tính dân tộc, tính dân chủ là đặc trưng nổi trội nhất trong sự kiện Quốc khánh 2/9/1945 và là thành quả của nhiều năm đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày Quốc khánh cũng mang ý nghĩa lớn, thể hiện sức tự chủ, tự vươn lên của dân tộc bị đè nén, bị thống trị cả trăm năm qua. Phó Giáo sư, tiến sỹ Trần Trọng Thơ cho rằng, sức vươn lên của một dân tộc rất quan trọng và phải phụ thuộc vào nội tại của dân tộc đó. Nhu cầu tự do, khát vọng đấu tranh giành độc lập được tích tụ từ bao năm qua, để sau đó thành quả là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước

Hà Nội có một vị trí đặc biệt quan trọng, là Thủ đô của Việt Nam, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vượt qua những thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã nỗ lực phát huy nội lực vươn lên, xây dựng, kiến thiết Thủ đô như ngày hôm nay.

79 năm qua, một chặng đường dài để Hà Nội “thay da, đổi thịt”, kiến tạo Thủ đô xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và hội nhập sâu rộng với quốc tế. Từ một điểm xuất phát với muôn vàn khó khăn, đến nay Hà Nội đã khẳng định được hình ảnh, vị thế ở cả trong nước và thế giới.

Nguồn lực để đưa Hà Nội thay đổi mạnh mẽ, không đâu khác, chính là sức mạnh nội sinh, là khát vọng, là khả năng tự vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

Hiện nay, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước, tăng trưởng GRDP đạt gấp 1,6 lần mức tăng cả nước. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục được chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đạt được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của xã hội, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được phát huy.

Năm 2023, Thành phố cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, đã hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. GRDP của thành phố năm 2023 đạt 6,27%, cao hơn bình quân chung của cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 151,1 triệu đồng/năm (cả nước là 101,9 triệu đồng/người/năm); Cơ cấu GRDP chuyển biến tích cực, đúng hướng (năm 2023, khu vực dịch vụ chiếm 64,06%; cao hơn tỷ lệ năm 2022 là 63,22%); thu hút vốn FDI đạt 2,91 tỷ USD, tăng 64%; khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội đạt 24 triệu lượt (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế), vượt mục tiêu đề ra (22 triệu lượt khách); lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4,5% - đạt mục tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt hơn 410 nghìn tỷ đồng, vượt 16,3% dự toán, tăng 23% so với thực hiện năm 2022, trong đó, thu nội địa đạt 381,38 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,9%, cao nhất cả nước.

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục được quan tâm, đẩy mạnh, đầu tư, trở thành nguồn lực mới cho phát triển bền vững Thủ đô. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, ngày 19/2 vừa qua, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… qua đó, từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; thành phố luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là người có công với cách mạng; công tác giảm nghèo và thực hiện bảo trợ xã hội được chú ý; chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện tích cực, thành phố hoàn thành trước 1 năm mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới (đến nay, thành phố đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, 382/382 xã đạt tiêu chí nông thôn mới; 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).

Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường tiếp tục được tập trung thực hiện. Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường và mở rộng trên cả ba kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho gần 2.000 sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô; cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) tăng 7 bậc, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) tiếp tục giữ hạng.

Hiện tại, Thành phố đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô. Trong đó quyết liệt triển khai khép kín các đường vành đai, các cầu lớn qua sông Hồng, các trục hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị; đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đường quốc lộ, các dự án liên kết vùng, các dự án trọng điểm của thành phố... Đặc biệt, ngày 25/6/2023, sau một năm kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương, đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô.

Đồng thời, tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị quyết về chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư vào 3 mục tiêu: cải tạo, nâng cấp trường học, y tế và tu bổ các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo; triển khai đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền (đã phân cấp/ủy quyền 708/1.895 thủ tục hành chính, đạt 37,3%); triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai...

Có thể khẳng định, Hà Nội đang từng bước xây dựng trở thành thành phố “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Với truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, mục tiêu đó sẽ sớm trở thành hiện thực trong thời gian tới.

Để Hà Nội thực sự phát triển xứng tầm khu vực, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15 “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, ngày 24/5/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây thực sự là kim chỉ Nam để Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh và bền vững.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội tên dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có Thông báo Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động