Quảng trường Ba Đình: Nơi chứng kiến những thời khắc trọng đại của dân tộc
Xúc động lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình ngày Quốc khánh 2/9 Đổi mới để không gian Quảng trường Ba Đình mãi là nơi tìm về của người dân Việt Nam |
Không biết từ khi nào, cứ vào những ngày gần Quốc khánh 2/9, trời Hà Nội bao giờ cũng lất phất mưa. Có năm còn đón những cơn mưa rào nhẹ. Có lẽ những cơn mưa ấy là để tưới cho những ngọn cỏ, bờ tre ở Ba Đình thêm xanh hơn, tươi hơn và hoa ở Ba Đình thêm rực rỡ hơn. Cũng gần đến ngày Quốc khánh, người dân Việt Nam khắp nơi đổ về thăm Lăng Bác, nắm tay nhau dạo bước trước quảng trường lộng gió, cùng nhau ôn lại những khoảnh khắc trọng đại của dân tộc ngay tại nơi này!
Quảng trường Ba Đình hôm nay. |
Có biết bao nhiêu sự kiện trọng đại đã được lịch sử ghi lại ở Quảng trường Ba Đình, nơi lá cờ Tổ quốc thắm đỏ luôn tung bay trên khoảng trời trong xanh - nơi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đang yên nghỉ. Theo tài liệu của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội. Sáng ngày 2/9/1945, cả Hà Nội nhộn nhịp trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của một rừng cờ, rừng hoa và một biển người. Quá buổi trưa, hàng chục vạn người trong trang phục chỉnh tề dồn về Quảng trường Ba Đình đón chờ giờ phút lịch sử thiêng liêng - giờ phút khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đúng 14 giờ ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên trong Chính phủ lâm thời tiến ra lễ đài. Lễ chào cờ với bài “Tiến quân ca” vang lên hùng tráng, hàng vạn ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo kaki và đôi dép cao su thật giản dị nhưng trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố với thế giới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Mọi người hân hoan xúc động, im lặng lắng nghe giọng nói trầm ấm của vị lãnh tụ kính yêu. Người hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”, tức thì hàng vạn người đồng thanh đáp: “Có!”.
Ngày 2/9/1945 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội.
Sau 9 năm kháng chiến kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc. Sáng sớm ngày 10/10/1954, nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi thắm xếp thành đội ngũ trật tự hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô. Ngày 16/10/1954, từ Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức về ở và làm việc tại khu vực Phủ Toàn quyền cũ, bên Quảng trường Ba Đình.
Không biết từ khi nào, cứ vào những ngày gần Quốc khánh 2/9, trời Hà Nội bao giờ cũng lất phất mưa. Có năm còn đón những cơn mưa rào nhẹ. Có lẽ những cơn mưa ấy là để tưới cho những ngọn cỏ, bờ tre ở Ba Đình thêm xanh hơn, tươi hơn và hoa ở Ba Đình thêm rực rỡ hơn. Cũng gần đến ngày Quốc khánh, con dân Việt Nam khắp nơi đổ về thăm Lăng Bác, nắm tay nhau dạo bước trước quảng trường lộng gió, cùng nhau ôn lại những khoảnh khắc trọng đại của dân tộc ngay tại nơi này! |
Những năm 1960, trước sự liều lĩnh đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc của không lực Hoa Kỳ, ngày 17/7/1966, từ Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng kẻ xâm lược...
Trong khói lửa ác liệt của chiến tranh, cả dân tộc vẫn một lòng hướng về Hà Nội, hướng về Ba Đình, nơi có Bác Hồ kính yêu đang hàng ngày, hàng giờ chỉ đạo, theo dõi bằng trí tuệ, niềm tin vào sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân với ước nguyện “Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.
Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/1969, đồng bào Thủ đô và cả nước, cũng như bè bạn khắp năm châu bốn biển, đều hướng về Ba Đình, theo dõi và lo lắng về tình hình sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trời Hà Nội mưa rả rích, đồng bào Thủ đô vây quanh, chật kín Quảng trường Ba Đình để thường xuyên được nghe thông báo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tình hình sức khoẻ của vị lãnh tụ kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969. Sáng ngày 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Hơn 20 nghìn đồng bào Thủ đô và các địa phương trong cả nước cùng hơn 40 đoàn đại biểu quốc tế đã về Ba Đình tham dự lễ truy điệu người con ưu tú nhất của dân tộc. Tại đây, đồng bào đã lắng nghe bản “Di chúc” của Người trong sự xúc động vô bờ.
Ngày 2/9/1973, công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công trên vị trí của tòa Lễ đài ngày 2/9/1945, nơi mà trong 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn tổ chức tại Quảng trường lịch sử này. Ngày 29/8/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Người, là đài kỷ niệm hùng vĩ của thời đại, biểu tượng đời đời tôn kính và biết ơn vô hạn của dân tộc ta đối với Bác kính yêu.
Trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là Quảng trường Ba Đình. Cùng với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Quảng trường Ba Đình là một phần của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 79 năm đã trôi qua, hình ảnh Bác Hồ kính yêu đứng tại Quảng trường Ba Đình vẫn luôn tạo niềm xúc động khôn nguôi với mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, với những người con miền Nam, khi đến với Thủ đô Hà Nội, nguyện ước đầu tiên của họ chính là được đến Quảng trường Ba Đình, được vào Lăng Bác, được tận mắt nhìn thấy Bác. Đã có không ít người không kìm được nước mắt mà khóc, thương nhớ về Bác kính yêu. Có lẽ đây là điều đặc biệt nhất ở Việt Nam, hiếm có ở đất nước nào mà tình yêu dành cho lãnh tụ lại lớn đến vậy!
Năm 2023, Quảng trường Ba Đình được cải tạo toàn bộ 210 ô cỏ, góp phần duy trì, tôn tạo cảnh quan môi trường khu vực Lăng và Quảng trường Ba Đình ngày càng khang trang, sạch đẹp, tôn thêm vẻ đẹp, tính trang nghiêm của quần thể kiến trúc cảnh quan khu vực. Đến với cảnh quan khu vực Quảng trường và Lăng Bác ai ai cũng cảm nhận được sự hài hòa, không gian rộng mở, như tình cảm sâu sắc của nhân dân đối với Bác Hồ. Ngày ngày, dòng người nối nhau đi trên Quảng trường Ba Đình thành kính vào Lăng viếng Bác, tham quan khu vực trong niềm xúc động được một lần nhìn thấy Bác.
Thời gian dần trôi, lịch sử đã ghi dấu những dấu mốc quan trọng của dân tộc Việt Nam trong đó có gắn liền với Quảng trường Ba Đình. Nơi đây với hình ảnh Lăng Bác đã trở thành “nơi đi về” của triệu triệu trái tim.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Việt Nam tiếp tục có hãng hàng không 5 sao xuất sắc
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Tin khác
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18