Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam
Những sáng kiến làm lợi tiền tỷ
Vào làm việc tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) từ năm 2002 đến nay, anh Đặng Quang Hào (sinh năm 1983), đã có bảng thành tích rất đáng để ngưỡng mộ với hơn 300 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng. Anh chia sẻ: “Những ngày đầu vào làm việc ở công ty, tôi cũng chưa có nhiều cải tiến.
Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải trao đổi, ghi nhận nỗ lực phát huy sáng kiến của anh Hoàng Anh Tuấn - nhân viên Công ty TNHH Toyoda Boshoku (Khu Công nghiệp Nomora thành phố Hải Phòng). |
Tuy nhiên, tôi đã tự đặt mục tiêu cho mình là phải có những sáng kiến, cải tiến đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Vậy là tôi luôn quan sát tỉ mỉ từng khâu, từng trang thiết bị trong công việc của mình để nghĩ các giải pháp hiệu quả hơn. Từ những thay đổi nhỏ, giá trị vài triệu đồng đến những cải tiến lớn, mang lợi hàng chục triệu đồng. Đến nay, tôi đặt mục tiêu mỗi tháng phải có 2 đề tài cải tiến kỹ thuật”.
Theo anh Hào, một trong những cải tiến mà anh ấn tượng nhất là phương pháp giảm chi phí vận chuyển. Thay vì chỉ sử dụng một loại xe, anh đã đề xuất sử dụng 2 loại xe có trọng tải khác nhau, phù hợp với từng đơn hàng, nhờ vậy đã giúp công ty giảm chi phí mỗi tháng trên 80 triệu đồng. Hay như các giải pháp giúp giảm điện năng, cân bằng line (chuyền sản xuất), chỉ dẫn địa lý để xe vận chuyển đúng tuyến, đảm bảo thời gian vận tải... Đáng chú ý là giải pháp giúp tăng thể tích kiện hàng hóa, nếu như trước đây, một thùng hàng chỉ xếp được 10 sản phẩm, thì nhờ có cải tiến của anh Hào, mỗi kiện hàng của công ty đã có thể xếp được 20 sản phẩm, từ đó tăng thể tích sử dụng của xe, giảm tần suất chuyến.
Ghi nhận sự nỗ lực của anh Đặng Quang Hào, Ban lãnh đạo Công ty và Công đoàn đã trao tặng anh nhiều Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất... Đặc biệt, năm 2017, anh Hào đã vinh dự được LĐLĐ thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng trao thưởng cho CNLĐ Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam có thành tích xuất sắc trong phong trào Lao động giỏi, Lao động sáng tạo. |
Với mong muốn đóng góp, đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp, anh Hoàng Anh Tuấn - nhân viên kỹ thuật bộ phận Engineering, Công ty TNHH Toyoda Boshoku (Khu Công nghiệp Nomora thành phố Hải Phòng) đã có sáng kiến hiệu quả tham gia chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động. Đặc biệt, sáng kiến của anh Tuấn đã được lãnh đạo Công ty công nhận, đưa vào ứng dụng rộng rãi trong đơn vị, có giá trị làm lợi 3,8 tỷ đồng/năm.
Xuất phát điểm từ một công nhân sản xuất trực tiếp, anh Tuấn đã không ngừng học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ để nhanh chóng thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vận dụng vào quá trình làm việc. 13 năm làm bộ phận cắt, anh Tuấn đã có 30 sáng kiến, cải tiến nhưng tự hào nhất và đáng nhớ nhất với anh có lẽ là khoảng thời gian mày mò, nghiên cứu sáng kiến “Thiết kế quy trình giảm thời gian camera định vị sản phẩm khi cắt”.
Anh Tuấn kể, Công ty TNHH Toyoda Boshoku chuyên dệt vải túi khí cho ô tô với công đoạn sản xuất gồm lên sợi - dệt - tẩy rửa - tráng phủ - cắt hình. Trước khi cắt các sản phẩm túi khí thành hình dạng tiêu chuẩn, máy cắt cần phải kiểm tra và xác định vị trí cắt bằng camera. Sáng kiến xuất phát từ bất cập của công đoạn cắt cần phải dùng camera di chuyển tới 6 điểm định vị, máy thành phẩm 102.5 giây/túi, người kiểm tra chờ máy 8 giây/túi. Trước bối cảnh đơn hàng vượt quá năng lực sản xuất, mặc dù huy động công nhân làm thêm giờ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Nghĩ là làm, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, anh Tuấn đã có ý tưởng và được lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện để nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng. Sáng kiến của anh Tuấn được Công ty cho phép thử nghiệm từ tháng 3/2021, kết quả kiểm tra chất lượng, độ ổn định kích thước định vị của sản phẩm đạt theo yêu cầu; sau đó được Công ty công nhận và đưa vào ứng dụng rộng rãi trong đơn vị từ tháng 9/2021 với giá trị làm lợi 3,8 tỷ đồng/năm. Đây thực sự là nguồn động viên to lớn để anh Tuấn nỗ lực, sáng tạo nhiều hơn trong thời gian tới.
Cũng với khát vọng được cống hiến trí tuệ, sức sáng tạo trong lao động sản xuất, anh Hoàng Văn Giang - nhân viên quản lý nguyên liệu Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa) mới đây đã có sáng kiến “Thiết kế phần mềm quản lý tồn kho máy may công nghiệp trên ứng dụng tin học văn phòng Microsoft Excel và Visual Studio” làm lợi cho công ty số tiền hơn 2,3 tỷ đồng/năm.
Chia sẻ về sáng kiến của mình, anh Giang cho biết: “Xuất phát từ việc quản lý kho máy may công nghiệp của công ty còn nhiều thiếu sót và bất cập, tôi đã mày mò, tìm hiểu và đưa sáng kiến trên. Sau khi sáng kiến được đề xuất, Ban lãnh đạo công ty đánh giá cao và triển khai áp dụng tại toàn bộ các nhà máy của Công ty TNHH Sakurai Việt Nam từ tháng 10/2021, qua đó góp phần làm lợi cho Công ty số tiền hơn 2,3 tỷ đồng/năm”. Được biết, ghi nhận thành tích trên của anh Giang, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sakurai Việt Nam đã quyết định đặc cách tăng lương cho anh Giang.
Sự ghi nhận, biểu dương kịp thời đã tiếp thêm động lực
Chia sẻ về động lực giúp bản thân luôn tích cực tham gia nghiên cứu, phát huy sáng kiến, anh Hoàng Anh Tuấn - nhân viên Công ty TNHH Toyoda Boshoku cho biết: Các sáng kiến đều là sự kết tinh của trí tuệ, là kết quả của kinh nghiệm trong nghề nghiệp, quá trình học hỏi thêm nhiều kiến thức mới của bản thân và chính sách phát huy sáng kiến của công ty được thực hiện trong nhiều năm, thể hiện sự trân trọng đánh giá cao trí tuệ của người lao động Việt Nam làm việc cho công ty 100% vốn nước ngoài. “Tôi là người có sáng tạo, nhưng lãnh đạo và các đồng nghiệp trong công ty mới chính là những người đã tạo ra môi trường tốt nhất giúp những sáng tạo của tôi được hiện thực hóa, được công nhận và khen thưởng ở mức cao nhất”, anh Tuấn xúc động nói.
Tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng và động viên người lao động tham gia phong trào cải tiến, Công đoàn Công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh và tập trung vào việc trích thưởng cho người lao động khi tham gia hoạt động cải tiến.
Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó phát triển, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động vào tháng 12/2021 - thời điểm cả nước chung sức, đồng lòng phòng, chống đại dịch Covid-19 và từng bước phục hồi kinh tế. Chương trình nhằm góp phần khơi dậy lòng yêu nước, sức sáng tạo, ý chí, tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ của đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ cả nước đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và sự phát triển chung của đất nước, kịp thời thích ứng với điều kiện bình thường mới; đồng thời mỗi cán bộ, đoàn viên CNVCLĐ có cơ hội thể hiện tinh thần thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay là đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác. Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó phát triển, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” cũng thể hiện ý chí, tình cảm của đoàn viên Công đoàn và CNVCLĐ chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. |
Theo Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam Nguyễn Thanh Kim, trong những năm qua, được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo công ty, Công đoàn công ty đã duy trì và phát triển các phong trào thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm; phong trào không làm ra hàng hỏng, giảm tỷ lệ hàng hỏng; phong trào bình bầu lao động giỏi ở các tổ, bộ phận theo quý, năm; phong trào thực hiện 5S và đặc biệt là phong trào cải tiến.
Để triển khai có chiều sâu phong trào cải tiến, Ban lãnh đạo Công ty đã thành lập Ủy ban cải tiến với cơ cấu tổ chức gồm 2 phòng là Phòng Đào tạo cải tiến và Phòng Xúc tiến cải tiến. Ủy ban cải tiến đã đề ra mục tiêu và khẩu hiệu hành động cụ thể là “Mọi người cải tiến, từng tổ cải tiến, toàn công ty cải tiến” để nâng cao chất lượng hơn nữa, giảm giá thành hơn nữa.
Qua các phong trào cải tiến, đã xuất hiện hàng chục cá nhân cải tiến giỏi, nhiều tổ, phòng, ban cải tiến giỏi với trên 37.703 sáng kiến cải tiến đã được đề xuất. Có trên 3.000 sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Giảm trên 12.000m2 diện tích nơi làm việc; thời gian công đoạn sản xuất và thời gian giao hàng giảm xuống 1/3; gia công trên 200 máy móc và thiết bị phụ tùng trong nước thay thế nhập khẩu; tiến hành nội địa hóa dùng linh kiện trong nước để tiết kiệm và làm lợi cho công ty mỗi năm hàng tỷ đồng.
Chia sẻ về giải pháp để nâng cao chất lượng và lôi cuốn người lao động tham gia phong trào cải tiến, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam Nguyễn Thanh Kim cho biết, công ty đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh và tập trung vào việc trích thưởng cho người lao động khi tham gia hoạt động cải tiến.
Cụ thể, với mỗi đề tài, ý tưởng cải tiến chưa xem đến có hiệu quả cải tiến hay không sẽ được trích thưởng số tiền 20.000 đồng/bài; vượt số bài theo quy định được trích thưởng 50.000 đồng/bài; tính số tiền thưởng trên hiệu quả cải tiến (có bài cải tiến được thưởng trên 50 triệu đồng); khen thưởng các đề tài cải tiến… Đặc biệt, những cải tiến đạt thành tích từ giải Ba trở lên trong các kỳ thi cải tiến sẽ được tặng 1 chuyến đi du lịch Nhật Bản hoặc Thái Lan trong 7 ngày.
Lan tỏa niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam
Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó phát triển, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động vào tháng 12/2021 - thời điểm cả nước chung sức, đồng lòng phòng, chống đại dịch Covid-19 và từng bước phục hồi kinh tế. Chương trình nhằm góp phần khơi dậy lòng yêu nước, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ của đoàn viên Công đoàn, CNVCLĐ cả nước đóng góp cho sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và sự phát triển chung của đất nước, kịp thời thích ứng với điều kiện bình thường mới; đồng thời mỗi cán bộ, đoàn viên CNVCLĐ có cơ hội thể hiện tinh thần thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay là đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác. Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó phát triển, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” cũng thể hiện ý chí, tình cảm của đoàn viên Công đoàn và CNVCLĐ chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII.
Anh Đặng Quang Hào - Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam đã có hơn 300 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. |
Qua hơn 3 tháng triển khai đến nay, Chương trình “1 triệu sáng kiến” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động đã được 100% các LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc triển khai tới cơ sở. Theo số liệu báo cáo của các đơn vị, Tổng số lượng chỉ tiêu đăng ký của 83 đơn vị đến nay đạt trên 1 triệu sáng kiến. Trong đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội là đơn vị đăng ký sớm nhất và số lượng đăng ký vượt chỉ tiêu cao nhất cả nước với hơn 130.000 sáng kiến (vượt gấp 2 lần so với chỉ tiêu định hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Chia sẻ về ý nghĩa của Chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh, Chương trình nhằm khẳng định sự trân trọng và niềm tự hào của tổ chức Công đoàn Việt Nam dành cho những người lao động bằng trí tuệ, bằng sức sáng tạo không ngừng đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, đất nước.
Nhấn mạnh ý nghĩa của Chương trình "1 triệu sáng kiến" đối với quá trình phục hồi kinh tế và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải đề nghị các cấp Công đoàn cần nỗ lực, tích cực vào cuộc. "Phải làm sao để nói đến Chương trình "1 triệu sáng kiến" là đoàn viên, CNVCLĐ, chính quyền các cấp biết rằng đây là chương trình ý nghĩa của tổ chức Công đoàn. Không chỉ chương trình này, mà các phong trào thi đua khác, phải làm sao để thấy tự hào khi được đạt thành tích, được biểu dương, khen thưởng. Khi đó, vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn sẽ được nâng lên", Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam bày tỏ mong muốn.
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng mong muốn mỗi cán bộ Công đoàn bằng nỗ lực của bản thân, tiếp tục khơi dậy tinh thần, khát vọng sáng tạo, truyền cảm hứng sáng tạo cho đoàn viên, CNVCLĐ. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh công tác truyền thông, lan tỏa được kết quả, thành tích sáng tạo của người lao động để họ tự hào, chung sức khôi phục kinh tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của đất nước./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50