Truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, hiện nay việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn, muốn an tâm 100% phải cần rất nhiều dấu hiệu nhận biết các sản phẩm sạch đến từ địa phương có vùng nuôi trồng.
Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp Tết “Bệ phóng” xây dựng chuỗi nông sản sạch, bền vững Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản

Chú trọng xây dựng nguồn thực phẩm sạch

Phát biểu tại Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM, do Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức ngày 22/12, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM nhận định, bên cạnh công tác chống thực phẩm bẩn thì phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, xây dựng nguồn thực phẩm sạch được TP.HCM đang hết hết sức chú trọng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Bà Phong Lan cho biết, tất cả các sản phẩm tiêu thụ tại 3 chợ đầu mối ở TP.HCM đến từ nhiều nơi, trong đó có sản phẩm nông sản của tỉnh Lâm Đồng; đều trong sự quản lý của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM.

“Với trách nhiệm của mình, Ban sẽ phát hiện những hành vi gian lận và sản phẩm không đạt chất lượng. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn trong việc nhận biết sản phẩm, không nhầm lẫn với sản phẩm các nơi khác, cần phải có dấu hiệu nhận biết sản phẩm Lâm Đồng”, bà Phong Lan chia sẻ.

Bà Phong Lan khẳng định, quản lý an toàn thực phẩm cần sự giám sát từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, chứ không phải hàng về nơi tiêu thụ mới kiểm tra. TP.HCM không có điều kiện sản xuất, đa số tiêu thụ sản phẩm từ các nơi khác nên đây là việc cực kỳ quan trọng.

Theo bà Phong Lan, tỉnh Lâm Đồng là một trong những tỉnh đầu tiên TP.HCM ký kết hợp tác đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch. Số doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng và sản lượng vẫn dưới tiềm năng của tỉnh.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được tỉnh Lâm Đồng giới thiệu tại hội nghị. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Bà Phong Lan kỳ vọng sự phối hợp giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM được thực hiện tốt hơn để đảm bảo chất lượng nguồn sản phẩm được tiêu thụ tại TP.HCM.

TP.HCM tiêu thụ hơn 70% sản lượng rau, hoa, trái cây của tỉnh Lâm Đồng

Hiện nay, TP.HCM tiêu thụ hơn 70% sản lượng rau, hoa, trái cây của tỉnh Lâm Đồng. Hơn 70 cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ quả ở tỉnh Lâm Đồng đang cung cấp cho các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã xác nhận cho 25 cơ sở sản xuất sơ chế rau củ quả được cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Sản lượng rau củ quả đạt hơn 38.147 tấn/năm; trái cây đạt 1.070 tấn/năm; trà 60 tấn/năm.

Chia sẻ thông tin tại hội nghị, ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh Lâm Đồng luôn tuân thủ nghiêm ngặt, thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm, hàng hóa qua từng năm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo đảm uy tín thương hiệu nông sản tỉnh Lâm Đồng.

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn
Xây dựng nguồn thực phẩm sạch được TP.HCM rất chú trọng. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Theo ông Bích, ngoài áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, hiện nay, tỉnh đang quan tâm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh nông sản trên thị trường trong và ngoài nước thông qua việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

"Tỉnh Lâm Đồng đã tích cực vận động, hỗ trợ xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, xác định được nguồn gốc nông sản để cung ứng các sản phẩm an toàn, chất lượng cho TP.HCM", ông Bích cho hay.

Ngoài ra, hai bên còn thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nông sản an toàn cho TP.HCM; phối hợp kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Từ năm 2016 đến nay, đã lấy 4.808 mẫu có nguồn gốc thực vật để phân tích. Kết quả chỉ có 48/4.808 mẫu, chiếm 1% không đạt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Riêng 25 cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn với TP.HCM, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện giám sát việc thực hiện quy trình, ghi chép nhật ký đồng ruộng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng sâu bệnh, thu gom tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Năm 2017, giám sát 68 lần với 930 mẫu phân tích định tín. Kết quả 2/930 mẫu, chiếm 0,2% không đạt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép.

Trước đó, ngày 22/12, tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã diễn ra Hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng với các doanh nghiệp, hệ thống tiêu thụ nông sản tại TP.HCM.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục kế hoạch về phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giữa 2 đơn vị.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Xem thêm
Phiên bản di động