Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản

(LĐTĐ) Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Hiểu được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội diễn ra từ 23 - 27/6 Nông sản Thủ đô vươn xa nhờ thương mại điện tử Nông sản được giá nhờ xây dựng thương hiệu

Nâng cao chuỗi sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, sản phẩm chè sạch và bưởi diễn của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Với việc liên tiếp tham gia các chương trình kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng do Sở Công Thương Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức, đã giúp sản phẩm chè của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài được nhiều siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Thành phố ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Theo bà Nguyễn Thị Thiết, thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài, với mục tiêu tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chúng tôi luôn duy trì quá trình sản xuất sản phẩm chè theo chuỗi khép kín từ khâu trồng trọt, thu hái, sơ chế, đóng gói. Qua đó, sản phẩm được đưa ra thị trường luôn đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản
Ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi giá trị sẽ giúp sản phẩm nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng, tăng giá trị kinh tế cho người trồng

“Chúng tôi thường mang các sản phẩm chè sạch và bưởi đến các chương trình kết nối giao thương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã tới người tiêu dùng và du khách đến với Ba Vì. Với sản phẩm chè, đây là sản phẩm được chúng tôi sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGAP và đã được Thành phố đánh giá và công nhận OCOP 3 sao từ năm 2020. Việc các sản phẩm OCOP của chúng tôi được đưa vào các Điểm giới thiệu OCOP của thành phố Hà Nội, là một trong những giải pháp giúp sản phẩm nông sản của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài có thể đến được gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài Thành phố một cách nhanh nhất với mức giá cả hợp lý nhất”, bà Nguyễn Thị Thiết bộc bạch.

Cũng như Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cũng là một trong những là đơn vị điển hình của Hà Nội về duy trì, phát triển chuỗi giá trị. Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Thị Hậu cho biết, với diện tích 37ha sản xuất rau hữu cơ, sản lượng 600kg rau/ngày, hợp tác xã có cơ sở sơ chế, đóng gói bảo đảm an toàn thực phẩm, đúng quy cách, thông tin rõ ràng về phương thức sản xuất, nguồn gốc sản phẩm.

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định số 2085/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021 - 2025, các huyện, thị xã đã quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Cách làm này đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp.

Theo đó, quy trình sản xuất của hợp tác xã được áp dụng theo chuỗi, kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến thực hành trên đồng ruộng và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân được nhiều đơn vị tiêu thụ, cùng chuỗi hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể với liên kết với giá ổn định (khoảng 20.000 đồng/kg), đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Đánh giá hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian qua, các địa phương đã có nhiều đổi mới trong phương thức sản xuất theo chuỗi. Hiện Hà Nội đã có 159 chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Các chuỗi liên kết giúp nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường nên việc tiêu thụ tương đối thuận lợi, thu nhập cao hơn 10 - 15% so với sản xuất theo phương thức cũ; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, giúp doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định để sản xuất, mở rộng quy mô; tạo thuận lợi cho các ngành chức năng trong kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc Hà Nội chú trọng phát triển chuỗi giá trị nông sản đã giúp cho các hợp tác xã, nông dân có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản còn một số khó khăn do nông dân chỉ tham gia khâu duy nhất là sản xuất, quy mô nông hộ nhỏ lẻ, tổn thất sau thu hoạch cao. Các chuỗi phát triển chưa đồng đều, quy hoạch vùng còn lỏng lẻo, chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chủ cơ sở kinh doanh Thúy Mạnh Foods (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) kiến nghị, các ngành chức năng cần xây dựng, hoàn thiện, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, hình thành các vùng chế biến công nghệ cao, khép kín tại vùng chuyên canh chính; xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần để tăng hiệu quả liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Các ngân hàng cần đa dạng hóa phương thức cho vay mới, gắn với các chuỗi giá trị nông sản đang và sẽ hình thành, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận vốn mở để rộng sản xuất, phát huy hiệu quả của chuỗi.

Để giải quyết được những bất cập, vướng mắc trong quá trình phát triển chuỗi giá trị nông sản, từ những kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để các chuỗi giá trị nông sản không bị manh mún, đứt gãy, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ liên kết chuỗi, hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; ưu đãi về vốn vay, giới thiệu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị, các huyện, thị xã cần phải xác định rõ phát triển chuỗi giá trị nông sản là hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp xu thế phát triển bền vững. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ nhận thức về sản xuất theo nhu cầu thị trường; xây dựng thương hiệu nông sản theo chuỗi, tổ chức các hội chợ quảng bá, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

Thủ đoạn và phương thức xâm phạm sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok trước đây chỉ là nơi kết nối, giải trí thì hiện nay đã trở thành kênh bán hàng, mua sắm sôi động. Đi cùng với đó là vấn nạn vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động