Trường Sa không còn xa...
Gần 13 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Một lần đến Trường Sa tác nghiệp Xuân ấm ở quần đảo Trường Sa |
“Chín ngày không deadline, không mạng xã hội bắt đầu”. Đấy là dòng đầu tiên tôi viết trong cuốn nhật ký Trường Sa của mình. Chuyến đi mơ ước và mong đợi đã từ rất lâu song lại không có nhiều thời gian chuẩn bị. Phải hoàn tất nhiều việc, bàn giao nhiều thứ khiến phút cuối cùng trước khi lên đường vẫn là những cuộc họp và các văn bản cần phê duyệt.
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở Trường Sa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên. |
15h ngày 19/4, tàu Kiểm ngư KN 491 chở hơn 200 người của đoàn công tác Trường Sa số 4 rời cảng Cam Ranh bắt đầu chuyến hải trình dài gần 2.000km. Con tàu dài 90,5m, rộng 14m có lượng giãn nước lên đến 2.200 tấn, với tầm hoạt động 5.000 hải lý hú lên 3 tiếng còi gửi lời chào đất liền. Khi tàu rời bến, mọi người dồn lên boong ngắm cảnh các chiến sĩ hải quân thực hiện nghi lễ chào đoàn công tác, tạm biệt con tàu. Sau nhiều giờ “lênh đênh” trên biển, cuối cùng chúng tôi cũng đặt chăn lên Trường Sa thân yêu.
Cả chuyến hành trình, hình ảnh mà tôi luôn thấy xúc động là cảnh các chiến sĩ hải quân đứng nghiêm giơ tay chào mỗi khi tàu hay xuồng của chúng tôi rời đảo. Tôi nhớ nhất là cái đêm chia tay ở Trường Sa lớn. Quân và dân trên đảo đều dồn ra bến cảng để chào tàu. Những người lính không thể ra được thì dùng đèn chiếu sáng nhấp nháy và gọi điện để gửi lời chào.
Khi con tàu đã đi rất xa, vẫn còn thấy những ánh sáng đèn nhấp nháy. Nhưng xúc động nhất là hình ảnh chia tay ở các đảo chìm. Giữa trời nắng gắt, các chiến sĩ mặc giúp chúng tôi từng chiếc áo phao, chào từng chiếc xuồng rời cảng, đưa đoàn trở lại tàu đầy bịn rịn. Tôi đã ghi lại rất nhiều hình ảnh ấy. Những hình ảnh thật ấm áp, thật thiết tha...
Con tàu lớn rồi cũng nhanh chóng ra tới cửa biển. Chúng tôi tranh thủ liên lạc về đất liền khi còn có thể kết nối bằng điện thoại.
100km là khoảng cách xa nhất mà các nhà kỹ thuật của Viettel nghiên cứu tìm ra giải pháp để có thể phủ xa ra biển. Gấp gần 3 lần thiết kế thông thường của một trạm BTS. Nhưng, khoảng cách đó cũng chỉ kéo dài vài giờ. Quãng đường ra tới điểm đảo đầu tiên dài gấp 6 lần như thế.
Nghĩa là còn hơn 30 tiếng, chúng tôi sẽ không thể liên lạc về đất liền theo cách thông thường. Và đó cũng là cách để tôi có thể tạm rời xa công việc hàng ngày, rời xa thói quen lướt mạng. Những tưởng sẽ khó khăn lắm nhưng hóa ra không phải. Suốt chuyến hải trình, nhiều hoạt động được tổ chức rất ý nghĩa.
Đoàn Công tác chụp ảnh lưu niệm tại đảo Sinh Tồn |
Chúng tôi được nghe giới thiệu về từng hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; được thi tìm hiểu về biển, đảo; được tham gia trại sáng tác về biển đảo. Và một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đó là lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển, đảo.
Tôi đã nghe nhiều người kể về nghi lễ đặc biệt trên biển khi đi qua vùng đảo Cô lin - Gạc Ma. Nhưng có được trực tiếp tham gia, ở ngay cái nơi mà các anh đã anh quả cảm quyết tâm giữ đảo và anh dũng hy sinh, mới thấy mình thật nhỏ bé, thật cảm phục các anh và hai từ Tổ quốc thiêng liêng đến nhường nào.
Từng cánh hoa được mỗi người trong đoàn công tác thả xuống biển, tôi tin rằng, trong đó chất chứa tâm sự của mỗi người, nhưng chắc chắn, không thể thiếu lời hứa với các anh sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
Sau 36h lênh đênh trên biển, Đoàn công tác Trường Sa số 4 đã đặt chân đến Song Tử Tây - đảo đầu tiên trong chuyến hải trình tới 9 đảo và 1 nhà giàn. 3h sáng, khi cả tàu còn chìm trong giấc ngủ, những tín hiệu đầu tiên của sự kết nối đã bắt đầu vang lên.
Sau hơn 30h mất thông tin liên lạc, những tin báo ấy thật có sức hấp dẫn lạ thường. Bởi thế mà trong suốt chuyến hải trình, ban đêm trong lúc mọi người say ngủ, con tàu vẫn cần mẫn đưa chúng tôi vượt trùng khơi đến với đảo. Vì thế, mỗi ban mai trở dậy, lên boong tàu ngắm bình minh và kết nối về đất liền là sự háo hức của bất cứ thành viên nào trong đoàn.
Nhưng với riêng đoàn Viettel chúng tôi, nhìn thấy cột phát sóng sừng sững trên đảo còn như nhìn thấy đồng chí, đồng đội, như nhìn thấy nhà mình, thân thương đến lạ. NSND, Đạo diễn Việt Hương, người từng 10 năm trước đã tới Trường Sa nói với chúng tôi: “Cột phát sóng Viettel như một người chiến sĩ thầm lặng, cùng góp phần canh giữ biển đảo”.
Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Ngô Văn Thuân- Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 4 Hải Quân, trao đổi với đoàn công tác. |
Chuẩn đô đốc Ngô Văn Thuân, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy vùng 4 Hải Quân cho biết: “Sóng điện thoại là kênh thông tin quan trọng trong chỉ huy tác chiến và trong cuộc sống đời thường, góp phần động viện cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo chắc tay súng, yên tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Chúng tôi, những "người Viettel" thật tự hào trước những lời nhận xét ấy nhưng cũng thấy được trọng trách của chính mình.
Để phủ sóng biển đảo, các chuyên gia của Viettel đã phải mất 1 năm tìm giải pháp phát sóng xa. Theo thiết kế, một trạm phát sóng có thể phát xa 35km. Nhưng chuyên gia của Viettel đã tìm ra giải pháp phát xa tới 100 km.
Có giải pháp rồi, lại phải lênh đênh trên biển rất nhiều tháng để khảo sát, tìm vị trí lắp đặt trạm. Các đảo nổi đã khó thì với đảo chìm, hạn chế về vị trí, thách thức còn lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều vị trí đảo phải dùng giải pháp tiếp sóng từ đảo lân cận. Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cũng cao gấp nhiều lần so với thông thường.
Hiện tại ở Trường Sa, toàn bộ 21 đảo với 33 điểm đảo và khu vực DK1, mỏ Hàm Rồng đều đã có sóng Viettel. Trước kia, thông tin liên lạc tại các điểm đảo chỉ là các máy thông tin quân sự sóng ngắn. Chỉ một vài đảo lớn mới được trang bị máy điện thoại VSAT, và hầu hết cũng chỉ sử dụng vào mục đích thông tin quân sự. Điện thoại về nhà trong vài phút là phần thưởng quý nhất đối với cán bộ chiến sĩ. Giờ đây, chiến sĩ ở Trường Sa mỗi ngày đều có thể kết nối với người thân.
Trung úy Vũ Văn Toàn, nhân viên thông tin đảo An Bang, kể cho chúng tôi về cuộc điện thoại đặc biệt. Do đang làm nhiệm vụ, anh không được cầm điện thoại theo nên đã để lỡ 17 cuộc gọi từ mẹ để báo tin bố anh qua đời. Vì dịch bệnh, vì nhiệm vụ, anh đã không thể về quê chịu tang. Nhưng anh bảo, nếu là ngày xưa, chắc 6 tháng hoặc 1 năm em mới biết tin, dù buồn, nhưng biết tin sớm cũng là một điều an ủi, có đồng đội bên cạnh, cùng anh báo hiếu từ xa khiến anh cũng ấm lòng.
Chuyến đi này, chúng tôi đến được tất cả các đảo lớn là Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa lớn. Những đảo này có dân sinh sống. Khi hỏi thăm, người dân ở đây đều nói không có cảm giác xa đất liền. Bởi hàng ngày, họ đều có thể gọi điện cho người thân của mình, các cháu đều có thể bi bô nói chuyện với ông, bà.
Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng, nhân viên thông tin đảo Đá Lớn B, ví việc kết nối viễn thông ở đảo giống như là có điện về làng vậy. Có thể kết nối về đất liền là một động lực rất lớn với cán bộ, chiến sỹ, giúp vơi đi nỗi nhớ nhà. Trường Sa không còn xa nữa.
Theo Trung tá Nguyễn Vũ Trà My, Giám đốc KV2, Tổng Công ty Viettel Network, Viettel thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các công nghệ mới để áp dụng cho các trạm tại khu vực này; sẽ thay thế cột phát sóng sang loại cột carbon nhằm tránh bị muối biển ăn mòn và tăng tuổi thọ; sử dụng máy phát điện chuyên dụng cho khung vực biển đảo; sử dụng tủ minishelter bằng vật liệu chống ăn mòn; sử dụng công nghệ nano lên các bọ mạch thiết bị. Ngoài ra, các thiết bị thay thế, dự phòng, Viettel cũng luôn bố trí gấp đôi để đảm bảo có thể thay thế bất kỳ lúc nào.
Tác giả cùng các em nhỏ tại huyện đảo Trường Sa. |
...Chuyến hải trình dài 9 ngày rồi cũng kết thúc. Những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên tôi. Quả thật, Trường Sa không hề xa. Chúng tôi về bờ, thì chuyến tàu đi bảo dưỡng nhà trạm của các chuyên gia Viettel cũng rời bến. Họ mang theo hơn 40 tấn thiết bị, sẽ lênh đênh trên biển 4 tháng trời để đảm bảo kết nối thông suốt cho Trường Sa thân yêu, góp phần cùng canh gác, bảo vệ đất nước nơi tiền tiêu.
“Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa”! Những lời ca của đoàn văn công ra phục vụ quân dân huyện đảo cứ văng vẳng trong tâm trí. 9 ngày ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa, một kỷ niệm không thể nào quên trong đời.
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54