Một lần đến Trường Sa tác nghiệp

(LĐTĐ) Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp, được ngắm nhìn và đặt chân lên những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào và là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Hà Nội: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022 Trường Sa mãi mãi trong tim

Sức sống mới trên quần đảo Trường Sa

Nhớ lại đầu năm 2020, chúng tôi được tham gia đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân ra thực hiện nhiệm vụ thay, thu quân và chúc Tết quân dân trên trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đến với quần đảo Trường Sa, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó chính là một sức sống mới đang bao phủ và thấm tràn trên mảnh đất thiêng liêng và anh hùng này.

Một lần đến Trường Sa tác nghiệp
Phóng viên báo Lao động Thủ đô giao lưu với các chiến sĩ trên đảo An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Mai Quý

Đảo Trường Sa lớn - “Thủ đô” của quần đảo Trường Sa, đã được đầu tư xây dựng sân bay, ga hàng không, trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thị trấn Trường Sa, Trường Tiểu học, Trung tâm Y tế Thị trấn Trường Sa… Trên đảo còn có Nhà khách Thủ đô do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa để phục vụ những đoàn khách ra thăm đảo.

Tại tất cả các đảo đã được lắp đặt và khai thác hiệu quả hệ thống năng lượng sạch. Quan sát thấy, mỗi đảo đều có hệ thống tua-bin gió hiện đại, cao hàng chục mét, được bố trí xây dựng xung quanh đảo để đón gió từ nhiều hướng. Trên các mái nhà ngói đỏ cũng được phủ thêm một màu xanh bóng loáng của những tấm pin mặt trời để khai thác tối đa nguồn năng lượng sạch từ mẹ thiên nhiên.

Ngoài hệ thống điện mặt trời và điện gió đã đáp ứng gần như tối đa nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động an ninh quốc phòng và sinh hoạt, trên các đảo còn được trang bị hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt. Thực tế cho thấy, từ khi chủ động được nguồn điện và nguồn nước sạch, cuộc sống của quân và dân trên các đảo đã được cải thiện rõ rệt. Đảo được thắp sáng mỗi đêm, cán bộ, chiến sĩ được xem ti vi, được nghe đài đều đặn. Các hoạt động sinh hoạt của người dân và hoạt động khám chữa bệnh, dạy học trên đảo cũng đã thuận tiện hơn rất nhiều. Nguồn nước ngọt không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của quân và dân trên đảo mà còn giúp cán bộ, chiến sĩ có nước để tăng gia sản xuất, tưới tiêu, tô thêm màu xanh, sức sống cho biển đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa ngày nay không chỉ có những thay đổi tích cực về diện mạo, cơ sở hạ tầng mà đời sống tinh thần của quân và dân trên các đảo cũng không ngừng được cải thiện. Theo ghi nhận, trên các đảo đều được bố trí sắp xếp tủ sách với đa dạng các đầu sách về pháp luật, lịch sử, văn học, nghệ thuật... Nhiều đảo có sân bóng nhân tạo, sân bóng chuyền và được lắp đặt các thiết bị tập thể dục để ngoài thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khỏe. Nhờ vậy, đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ được cải thiện, qua đó tạo động lực để mỗi chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Những chiến sĩ không mặc áo lính ở Trường Sa

Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngoài các cán bộ, chiến sĩ khoác trên mình bộ quân phục còn có những người chiến sĩ không mặc áo lính. Đó là những người thầy giáo, y, bác sĩ và các hộ dân, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã tình nguyện ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa sinh sống, công tác. Trong chuyến đi, chúng tôi có dịp gặp gỡ thầy giáo Bành Hữu Tình, đang giảng dạy tại Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

Trò chuyện với chúng tôi dưới tán cây bàng vuông xanh mướt, thầy Tình cho biết: “Trước khi ra đảo Trường Sa lớn dạy học, tôi đã có 13 năm công tác tại các trường tiểu học của tỉnh Khánh Hòa. Từ khi là sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, tôi đã có mong muốn được gieo con chữ cho những học sinh ở Trường Sa và được góp sức mình để tiếp bước cha anh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, khi biết Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tuyển giáo viên ra Trường Sa công tác, tôi đã tình nguyện viết đơn đăng ký và được lựa chọn”.

“Tôi vẫn còn nhớ cảm giác lần đầu tiên được đặt chân lên mảnh đất Trường Sa thiêng liêng và anh hùng, thật xúc động và tự hào biết bao. Đón chào tôi là những cái bắt tay ấm áp, những nụ cười rạng rỡ của các cán bộ, chiến sĩ và người dân, cùng với đó là tiếng chào hỏi lễ phép của các em nhỏ đang sinh sống trên đảo. Thời khắc đó tôi biết rằng mình sẽ có những tháng ngày đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, của đời dạy học ở chính nơi đây”, thầy Tình chia sẻ.

Trên các đảo như: Trường Sa lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây… còn có những chiến sĩ không mặc áo lính là các hộ dân đã tình nguyện đăng ký ra đảo sinh sống. Cuộc sống của các hộ dân ngoài đảo cũng giống như trong đất liền, họ ở trong những ngôi nhà khang trang, vững chãi, đủ sức chống chọi với bão giông và con em của các hộ dân cũng được đi học, được quan tâm, chăm lo về mọi mặt.

Trong thời gian ở trên đảo Trường Sa lớn, chúng tôi có được gặp gỡ, trò chuyện với gia đình anh Nguyễn Minh Vinh, đang sinh sống trên đảo. Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống ở trên đảo, anh Vinh nói: “Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước và mong muốn được góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, gia đình tôi đã tình nguyện đăng ký ra Trường Sa sinh sống. Ở ngoài đảo, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân chủng Hải quân và chính quyền địa phương, cuộc sống của chúng tôi cũng được đảm bảo như ở trong đất liền”.

Hằng ngày, khi biển lặng, anh Vinh cùng các ngư dân ra biển đánh bắt hải sản, ngoài ra, anh cũng tham gia đội Dân quân tự vệ của Thị trấn Trường Sa. Còn vợ anh là chị Võ Thị Sông ở nhà lo cơm nước, dạy dỗ các con, làm những công việc nội chợ, tăng gia sản xuất. Những chiếc vỏ ốc, vỏ sò đủ màu sắc qua bàn tay khéo léo của chị Sông trở lên đẹp lung linh trong hình hài của cành hoa, cây cảnh hay bức tranh làng quê Việt. Mỗi một tác phẩm nghệ thuật làm từ những chiếc vỏ ốc, vỏ sò đó đều được chị Sông cất giữ cẩn thận để làm quà cho người thân và những vị khách từ đất liền ra thăm đảo.

Ngôi nhà của vợ chồng anh Vinh cũng giống như bao ngôi nhà khác trên đảo, được xây dựng kiên cố, khang trang và đầy đủ tiện nghi. Tại vị trí trang trọng nhất trong nhà, vợ chồng anh chị đặt bàn thờ Bác Hồ để thể hiện sự tôn kính và khắc ghi công lao của những thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Đồng thời, cũng là để giáo dục cho các con của anh chị về truyền thống vẻ vang của dân tộc và nuôi dưỡng tình yêu quê hương cho những mầm non tương lai của đất nước.

Thời khắc chúng tôi chia tay các đảo thuộc quần đảo Trường Sa để trở về đất liền cũng là lúc giữa biển trời lộng gió vang lên câu hát “Không xa đâu Trường Sa ơi! Không xa đâu Trường Sa ơi!” trong bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long như một lời khẳng định Trường Sa luôn ở trong trái tim chúng ta và Trường Sa hôm nay đã gần với đất liền hơn bao giờ hết./.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Tạo nền tảng kết nối mạnh mẽ và lan tỏa các giá trị cộng đồng

Tạo nền tảng kết nối mạnh mẽ và lan tỏa các giá trị cộng đồng

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công từ năm 2023, với các chủ đề như phát triển kỹ năng số và lối sống bền vững, năm 2024, Mạng lưới cựu du học sinh châu Âu tiếp tục mở rộng hoạt động, tập trung vào các chủ đề phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng con người và lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.
Gốm Bát Tràng chinh phục thị trường bằng bản sắc văn hóa

Gốm Bát Tràng chinh phục thị trường bằng bản sắc văn hóa

(LĐTĐ) Giữa thời đại số, khi mà hàng hóa từ khắp nơi dễ dàng len lỏi vào từng ngõ ngách thị trường, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng vẫn kiên trì giữ lửa nghề với những sáng tạo không ngừng. Tại nơi được mệnh danh là trung tâm gốm sứ lớn nhất cả nước này, các nghệ nhân đang từng ngày chứng minh rằng, trong cuộc đua với hàng ngoại nhập, chất xám và bản sắc văn hóa mới là chìa khóa để tồn tại và phát triển.
Niềm vui vỡ oà của cặp vợ chồng sau 13 năm hiếm muộn

Niềm vui vỡ oà của cặp vợ chồng sau 13 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) 13 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Lê Thị Hà (Hưng Yên) không ngừng tìm kiếm mọi phương pháp, từ đông y đến tây y, chạy chữa tìm con. Đã có lúc hai vợ chồng định buông xuôi, nhưng tình yêu và khát khao làm cha mẹ đã giúp anh chị mạnh mẽ bước tiếp. Sau tất cả những gian nan ấy, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), vợ chồng chị Hà vỡ òa hạnh phúc khi đón trên tay 2 thiên thần nhỏ.
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”

(LĐTĐ) Trước sức hút của hai chương trình âm nhạc lớn là “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh Trai Say Hi”, nhiều fan hâm mộ không thể đăng ký mua được vé khi Ban Tổ chức mở bán, nên đã phải tìm mua lại vé trên mạng. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị lừa đảo, khiến nhiều người bị mất tiền.
Nhiều mô hình hiệu quả “vì nhân dân phục vụ”

Nhiều mô hình hiệu quả “vì nhân dân phục vụ”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác giải quyết thủ tục về hồ sơ hành chính cho người dân, với những sáng kiến, đề án cải cách hành chính mang lại hiệu quả nhất định. Điều này cho thấy, xây dựng sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính đã đi vào thực chất, có chiều sâu, thực sự đem lại sự đổi mới cho nền hành chính công của Thủ đô.
Nhận định trận Bayern vs Leverkusen: "Hùm xám" bắt nạt nhà vua

Nhận định trận Bayern vs Leverkusen: "Hùm xám" bắt nạt nhà vua

(LĐTĐ) Vào lúc 2h45 ngày 4/12, cuộc đối đầu giữa Bayern vs Leverkusen sẽ diễn ra trong khuôn khổ vòng 1/8 Cúp quốc gia Đức 2024/2025. Đang có phong độ tốt, lại còn có sự ủng hộ của yếu tố sân bãi, sẽ không bất ngờ nếu "Hùm xám" biến Bayer Leverkusen trở thành cựu vương.

Tin khác

Tạo nền tảng kết nối mạnh mẽ và lan tỏa các giá trị cộng đồng

Tạo nền tảng kết nối mạnh mẽ và lan tỏa các giá trị cộng đồng

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công từ năm 2023, với các chủ đề như phát triển kỹ năng số và lối sống bền vững, năm 2024, Mạng lưới cựu du học sinh châu Âu tiếp tục mở rộng hoạt động, tập trung vào các chủ đề phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng con người và lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng iHanoi

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Với quyết tâm hỗ trợ người dân được sử dụng ứng dụng iHanoi thuận lợi hơn, tạo kết nối thiết thực giữa chính quyền và nhân dân, lực lượng Công an quận Tây Hồ đã huy động cán bộ, chiến sĩ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng.
Triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung ổn định quy mô dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

Cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

(LĐTĐ) Nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính và phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Trong nhiều giải pháp, phát triển thị trường các-bon là một trong những chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện mục tiêu này.
Vườn cây ăn quả độc lạ giữa lòng thành phố của lão nông Bình Dương

Vườn cây ăn quả độc lạ giữa lòng thành phố của lão nông Bình Dương

(LĐTĐ) Đam mê làm nông nghiệp, ông Biện Tấn Mân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua những giống cây ăn quả độc lạ từ nước ngoài về Việt Nam trồng và nhân giống tại thành phố Bến Cát (tỉnh Bình Dương).
Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam

Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam, như quy định về bắt buộc các mạng xã hội phải thực hiện xác thực người dùng qua số điện thoại, hoặc số định danh cá nhân, và chỉ các tài khoản đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài, bình luận, livestream); không cho trẻ em dưới 16 tuổi lập tài khoản mạng xã hội…
Quỹ thời gian

Quỹ thời gian

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nghĩ về quỹ thời gian của đời người? Quỹ thời gian rất công bằng. Mỗi người đều được hưởng 24 giờ như nhau. Nhưng, sử dụng thời gian như thế nào tùy thuộc vào mỗi người.
985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

985 học sinh được xét nghiệm miễn phí sàng lọc bệnh Thalassemia

(LĐTĐ) Ngày 26/11, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội, Công ty TNHH Medlatec Việt Nam tổ chức xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) cho 985 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 Trường Trung học phổ thông Thạch Thất.
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số Hà Nội đã lựa chọn quận Bắc Từ Liêm thực hiện thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Xem thêm
Phiên bản di động