Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục hầu tòa, gần 100 luật sư tham gia bào chữa
Có bao nhiêu đối tượng bỏ trốn trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm? Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình Tòa án kiến nghị nhiều vấn đề trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm |
Theo đó, ngoài bị cáo Trương Mỹ Lan còn có 33 bị cáo khác, gần 100 luật sư và hơn 500 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người phiên dịch tham gia phiên tòa. An ninh phiên toàn được siết chặt. Trong sáng 19/9, Hội đồng xét xử tiến hành phần thẩm tra lí lịch các bị cáo.
Trong giai đoạn 2, riêng bị cáo Trương Mỹ Lan bị xét xử với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và có tới 35.824 nhà đầu tư là bị hại trong vụ án. Trước đó vào ngày 11/4/2024, sau 1 tháng xét xử và nghị án kéo dài, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tử hình về tội “Đưa hối lộ”, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên tòa ngày 19/9/2024. |
Trong vụ án này, có 3 bị can đã chết gồm Nguyễn Tiến Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVIS, Nguyễn Ngọc Dương (nguyên Tổng Giám đốc Công ty SPG và Công ty VIPD) và Nguyễn Phương Hồng (nguyên thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB). Có 2 bị can quốc tịch nước ngoài là Chen Yi Chung (nguyên quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Chiu Bing Keung Kenneth phạm tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; hiện Bộ Công an Việt Nam đã ra quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra hình sự.
Theo kết luận của cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Từ năm 2018 đến năm 2020, Trương Mỹ Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, với tổng khối lượng là 308.691.388 trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hơn 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Có tới 35.824 nhà đầu tư là bị hại trong giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát. |
Từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền là hơn 445.700 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu. Trong quá trình chiếm đoạt số tiền trên, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền tiền do phạm tội mà có chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB: trả nợ giữa các công ty cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng "khống".
Từ ngày 27/10/2012 đến ngày 07/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp; tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài; thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài tổng số tiền là hơn 4,5 tỷ USD.
Cơ quan điều tra đã phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo với tổng số tiền hơn 92 tỷ đồng và gần 5,8 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI với tổng số tiền gần 824,5 tỷ đồng. Đồng thời kê biên tài sản, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, phần vốn góp liên quan đến Trương Mỹ Lan, các bị cáo và cá nhân khác tại 9 công ty. Kê biên tài sản nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất của Trương Mỹ Lan và liên quan đến Trương Mỹ Lan tại quận 1, huyện Nhà Bè, TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao: Quá trình điều tra, truy tố đối với vụ án đã cho thấy còn có sơ hở, thiếu sót trong một số văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán, tài chính, ngân hàng (quản lý ngoại hối, công tác phòng, chống rửa tiền, tín dụng) là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời phát hiện những sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để xử lý kịp thời. Do đó cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động phát hành trái phiếu, sử dụng tiền thu được từ nguồn trái phiếu đúng mục đích phát hành, hoạt động ngoại hối, giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. VKSND Tối cao sẽ kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật còn thiếu sót, sơ hở; kiến nghị các cơ quan hữu quan có thể chế, chính sách, giải pháp để khắc phục, phòng ngừa vi phạm, tội phạm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Tin khác
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15