Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Gỡ vướng nhà lưu trú cho công nhân Những đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội Để người lao động tăng cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội: Cần rút ngắn thủ tục đầu tư

Công nhân “ngóng” nhà ở xã hội

Trong căn phòng rộng chừng 10m2 tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, chị Nguyễn Thị Oanh, quê Nghệ An (hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI - Việt Nam) đang cố gắng làm giảm cái nóng bức của mùa hè bằng mọi cách như: Mở cửa, lau nhà, bật quạt... Theo chị Oanh, với mức lương bình quân khoảng 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh chỉ có thể thuê phòng nhỏ để tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!
Dưới cái nóng như đổ lửa, công nhân đi làm về phải ở trong những căn nhà trọ không đủ tiện nghi. Do đó, công nhân mong mỏi sớm có nhà ở xã hội để được thuê, mua. Ảnh: Lương Hằng

Chắt bóp từng đồng để lo cho bản thân và gia đình ở quê, song chị Oanh cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vì thời tiết những ngày gần đây nắng gắt. “Do tôi ở một mình nên phòng cũng không quá chật, tuy nhiên, khó khăn nhất là khi thời tiết nắng nóng. Có những ngày đi làm ca đêm về mệt mỏi nhưng tôi cũng không thể ngủ vì trong phòng quá nóng”- chị Oanh cho hay.

Cùng khu trọ với chị Oanh, vợ chồng anh Ngô Văn Chung (hiện đang là tài xế Grap) cho biết gia đình anh có 2 vợ chồng và 2 con nhỏ đã thuê trọ tại đây nhiều năm. Gia đình 4 người sống trong 1 căn phòng nhỏ cũng có nhiều bất tiện. Không gian sinh hoạt nhỏ nên các con không có phòng riêng cũng như điều kiện học tập thoải mái. Do nguồn thu không ổn định, chi phí sinh hoạt lại cao (mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng) nên việc mơ ước có một ngôi nhà của mình là điều mà anh chị không dám nghĩ đến.

Tuy nhiên, sau khi biết đến chính sách xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân lao động của thành phố Hà Nội, anh Chung như thắp lên được niềm hi vọng một ngày nào đó vợ chồng anh sẽ có cơ hội được thuê hoặc mua nhà ở xã hội. “Tôi rất mong các dự án xây nhà ở xã hội cho công nhân lao động sớm được triển khai để người lao động thu nhập thấp như chúng tôi sẽ có ngôi nhà của riêng mình, để chúng tôi an cư, lạc nghiệp, cho các con một môi trường sống tốt nhất” - anh Chung bày tỏ.

Đồng tình với ý kiến của anh Chung, chị Oanh cho rằng, việc sớm triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân sẽ tạo điều kiện để những lao động ngoại tỉnh thu nhập thấp như chị có cơ hội được tiếp cận với nhà ở xã hội, qua đó, tạo động lực cho người lao động phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống và cố gắng cống hiến, đóng góp sức lực cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Chị Vũ Thị Thu - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toyoda Giken Việt Nam cho rằng, hiện tại, số lượng lao động đang thuê trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội rất nhiều. Mùa hè nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ sẽ là “cực hình” với người lao động. Do đó, chị Thu mong Thành phố sớm triển khai xây dựng nhiều khu nhà ở cho công nhân để người lao động có thể được hưởng cuộc sống tốt hơn, gắn bó với công ty và chung tay xây dựng công ty ngày càng phát triển.

Đảm bảo lộ trình để công nhân tiếp cận nhà ở xã hội

Tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023 vừa qua, công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố cũng đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động với lãnh đạo Thành phố. Trong đó có chính sách nhà ở xã hội cho công nhân lao động.

Trả lời kiến nghị của công nhân lao động về vấn đề này, đồng chí Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là vấn đề được Trung ương, Thành phố, Thành ủy, các cấp, các ngành vô cùng quan tâm. Trong những năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, hiện nay, Thành phố có 3 Khu công nghiệp là: Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có dự án nhà ở đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của công nhân lao động. Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân; do vậy khoảng trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao,...

Đồng chí Võ Nguyên Phong cũng cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, Thành phố cũng đã có nhiều kế hoạch triển khai phát triển nhà ở cho công nhân. Trong giai đoạn tiếp theo, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, dành quỹ đất để tiếp tục phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; rà soát điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế Công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động.

Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động.

Liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, Thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch, chương trình 1 triệu nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người lao động.

“Các doanh nghiệp đã tương đối sẵn sàng, Thành phố mong muốn cuối năm 2023 và 2024 tập trung khởi công một số khu nhà. Thành phố sẽ làm đồng bộ, tập trung, quan tâm đến việc công nhân có thể tiếp cận được không dựa trên khoảng cách địa lý. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi. Thành phố đang rất quyết liệt nhưng việc này cần có thời gian nhất định, kế hoạch và lộ trình cụ thể”, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.

Lương Hằng

Nên xem

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì lần thứ II trong năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, với sự tham gia của 30 đơn vị, doanh nghiệp, tuyển sinh, tuyển dụng 2.235 chỉ tiêu.
Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn.
Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

(LĐTĐ) Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao và hiện nay là 1 trong 7 quốc gia tích cực tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin lao M72.
Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì tổ chức Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 năm 2023, chào mừng 69 năm giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2023) và 69 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).
Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

(LĐTĐ) Tết Trung thu đã cận kề, nhiều quầy bánh tuy được trang hoàng rực rỡ, bắt mắt nhưng vẫn không thể hút khách mua. Nhiều chủ cửa hàng tỏ ra ngao ngán khi được hỏi về doanh thu.
Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều nay (23/9), tại Trung tâm Thương mại Savico Megamall Long Biên đã diễn ra Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023.

Tin khác

Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng

(LĐTĐ) Thu nhập thấp, trong khi đó, chi phí sinh hoạt tăng khiến nhiều người lao động không khỏi lo lắng. Nhiều gia đình công nhân lao động đã phải co kéo chi tiêu, cắt giảm lượng thực phẩm hàng ngày để không bị thiếu hụt chi phí sinh hoạt. Để giảm áp lực kinh tế cho người lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 là rất cần thiết.
Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

Người nông dân “phù phép” vùng đất trũng

(LĐTĐ) Được xã giao cho khu đất ở vùng trũng ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội), nhiều người cho rằng đầu óc anh Trần Văn Dũng “có vấn đề” khi đầu tư mô hình nông nghiệp vườn, ao, chuồng tại đây. Vậy mà từ mảnh đất quanh năm ngập úng ấy, anh Dũng đã cải tạo thành vùng đất trù phú, được “phủ xanh” bởi cây ăn quả và mô hình chăn nuôi. Ai cũng bảo anh Trần Văn Dũng biết “phù phép” cho mảnh đất này.
Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

Sinh viên, người lao động “nghẹt thở” vì giá thuê trọ tăng cao!

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi khi vào năm học mới, việc chật vật tìm nơi ở, chịu cảnh giá phòng trọ đồng loạt tăng cao khiến gánh nặng tài chính đè nặng lên vai nhiều phụ huynh và các sinh viên theo học ở Hà Nội. Không chỉ sinh viên, việc phòng trọ tăng giá từ 10 - 30% trong thời gian ngắn cũng khiến không ít người lao động gặp khó khăn, thậm chí phải bỏ phố về quê.
Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhu cầu về nhà ở rất lớn, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động và người lao động có mức thu nhập thấp. Song thực tế cho thấy, với mức thu nhập trung bình 6 - 9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết công nhân lao động không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.
Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu LĐLĐ TP.HCM dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(LĐTĐ) Ngày 19/8, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

TP.HCM: Vinh danh 11 cá nhân nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2023

(LĐTĐ) Kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), ngày 19/8, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 23, năm 2023.
Làm giàu từ hoa ly

Làm giàu từ hoa ly

(LĐTĐ) Nhờ chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp từ trồng lúa sang trồng hoa ly - một trong những loài hoa đẹp và được ưa chuộng nhất thế giới, gia đình anh Trịnh Trường Giang ở thôn Hữu Cước, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

TP.HCM: Người cao tuổi không còn phải đến bưu điện nhận lương hưu

(LĐTĐ) Nhân viên bưu điện tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) bằng tiền mặt đến tận nhà cho người từ 80 tuổi trở lên, người hưởng dưới 80 tuổi trong trường hợp ốm đau, khó khăn đi lại.
Nghề “già” cần tay thợ trẻ

Nghề “già” cần tay thợ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội ngày càng được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế biết đến, qua đó, giúp lao động địa phương có nguồn thu nhập ổn định. Song, thực tế cho thấy, hiện nay, tại các làng nghề, nguồn nhân lực trẻ đang thiếu hụt, nhất là lao động trẻ có tay nghề. Do đó, cùng với phát triển thị trường thì việc thu hút lao động trẻ gắn bó với nghề truyền thống cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Công đoàn tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc đến hết năm 2023

Công đoàn tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc đến hết năm 2023

(LĐTĐ) Căn cứ tình hình thực tế, Thường trực Ðoàn Chủ tịch đề xuất Ðoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị bị giãn việc, mất việc theo Nghị quyết số 06/NQ-ĐCT. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động