Trẻ quan niệm lệch lạc về tiền vì 6 sai lầm của cha mẹ
Những điều con cần học trước năm 10 tuổi | |
Chú ý dạy con 3 điều này để đạt thành công trong tương lai |
Dưới đây là 6 sai lầm cha mẹ thường gặp phải khiến trẻ gặp nhiều rắc rối về tiền bạc khi trưởng thành.
Lấy người thành công làm hình mẫu
Mỗi người trẻ đều có những hình mẫu của riêng mình để học hỏi theo. Những câu chuyện về cá nhân thành công, giàu có và có tầm ảnh hưởng đã dần trở nên phổ biến.
Nhiều cha mẹ luôn muốn hướng con đi theo con đường mà những người thành đạt, giỏi giang đã từng đi, nhưng thực tế, mọi thứ lại không diễn ra như vậy. Điều này dễ lý giải, bởi nếu không, tất cả những người đọc sách về các tấm gương đó đã có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính của họ.
Ví dụ, Alex là cậu bé yêu thích máy tính từ nhỏ. Một lần, cha đọc cho anh nghe câu chuyện về Steve Jobs. Từ đó, chàng trai trẻ tuổi này bắt đầu thu thập tất cả thông tin về Apple. Khi đến tuổi học đại học, Alex quyết định không cần đi học, bởi vì Steve Jobs không cần tấm bằng đại học mà vẫn có thể thành công.
Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, Alex vẫn buộc phải đi học nếu muốn được thăng chức. Anh thường nói đùa rằng: “Những gì tốt cho Steve Jobs thì với tôi – một người bình thường, đó chỉ là một sự lãng phí thời gian”.
Cho trẻ thấy mình phải chật vật vì tiền
Việc liên tục than vãn về chuyện tiền bạc với con cái đôi khi sẽ tạo ra áp lực cho trẻ. Khi cha mẹ làm vậy, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ hãi cuộc sống trưởng thành. Thậm chí, trẻ sẽ coi tiền là gánh nặng và là mục tiêu số một trong cuộc sống sau này.
Nhiều cha mẹ gặp không ít sai lầm khi dạy con về tiền bạc |
Chỉ chọn việc lương cao
Quan điểm về việc một người nên có một nghề nghiệp ổn định trong suốt cuộc đời dường như không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại. Một số nghề nghiệp hiện tại thịnh hành thậm chí chưa từng tồn tại từ 10 năm trước, trong khi nhiều nghề khác đã biến mất.
Do đó, việc bố mẹ định hướng cho con lựa chọn một ngành kiếm được nhiều tiền thay vì xuất phát từ đam mê là một sai lầm.
Ví dụ, Max từ nhỏ đã thích mày mò máy tính. Tuy nhiên, cha mẹ cậu lại cho rằng sở thích này là có hại. Một ngày, Max phát hiện ra một khóa học online về kiểm thử phần mềm. Giờ đây, Max đã phát triển sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này.
Một ví dụ khác là Laura, 37 tuổi, làm việc với tư cách là một nhà xã hội học. Tuy nhiên, sau khi sinh con trai, cô không thể dành nhiều thời gian cho công việc như trước đây.
Laura từng yêu thích nhiếp ảnh và cô đã thực hiện nó trong suốt thời gian nghỉ thai sản. Cô bắt đầu bằng cách chụp những bức ảnh thường ngày của con trai, sau đó là chụp cho người thân, bạn bè. Một vài năm sau, Laura đã mở được studio ảnh của riêng mình. Mức lương hiện tại của cô kiếm được đã ngang bằng với chồng bây giờ.
Không tiêu tiền cho những thứ phù phiếm
Ngoài các bài học trong sách vở, nhiều cha mẹ không cho trẻ có cơ hội học hỏi những điều mới mẻ từ những môi trường khác như tham quan bảo tàng, nhà hát hay phòng trưng bày nghệ thuật vì cho rằng điều đó là tiêu tốn vào những thứ phù phiếm.
Nhưng thực tế, những hoạt động này có thể sẽ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, tiếp nhận thêm được những kiến thức giá trị vốn không có trong sách vở.
Lấy tiền làm phần thưởng
Vẫn còn nhiều tranh cãi trong vấn đề lấy tiền làm phần thưởng, ví dụ như dùng tiền để tặng cho trẻ khi chúng đạt điểm cao trong bài kiểm tra hay phụ giúp mẹ làm xong việc nhà. Nhưng theo các chuyện gia, điều này không hẳn đã tốt.
Cha mẹ của Alexandra luôn khuyến khích con học tốt bằng cách sử dụng tiền như phần thưởng tạo động lực khi cô bé đạt điểm cao. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho đến một ngày, cha mẹ Alexandra phát hiện ra rằng con gái đã dựng lên một câu chuyện thương tâm ở trường khiến giáo viên thương cảm và cho cô bé điểm cao.
Cô bé thậm chí còn nói dối giáo viên rằng cha mẹ luôn chỉ trích khi bản thân đạt điểm kém. Biết chuyện, cha mẹ Alexandra đã tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý học và quyết định ngừng việc thưởng tiền cho con.
Tiết kiệm đến từng xu
Thế giới chuyển động không ngừng. Và đôi khi, cách kiếm tiền cũng như tiết kiệm đã không còn thích hợp với thời đại ngày nay. Không ai biết chúng ta sẽ cần những kỹ năng gì để có thể tồn tại trong điều kiện kinh tế mới của tương lai. Đó là lý do vì sao, điều quan trọng là phải dạy cho trẻ sự thích nghi linh hoạt và điều chỉnh trước những thay đổi thay vì chỉ tiết kiệm từng đồng.
Theo Trường Giang/vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21