Trẻ em và những hệ lụy từ không gian mạng
Chung tay xóa “rác” trên không gian mạng Đừng để thế hệ trẻ bị đầu độc! 6 nhóm hành vi bị cấm trên mạng từ hôm nay 1.1 |
Internet - lời chia sẻ từ phía học sinh
Em Nguyễn Đức Bình, học sinh lớp 8 của một trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội, được gia đình trang bị cho máy tính có kết nối Internet để phục vụ cho việc học tập. Thời gian nghỉ hè cũng là lúc em có nhiều thời gian để sử dụng chiếc máy tính này.
“Bố, mẹ đi làm cả ngày, ở nhà chỉ có chiếc máy tính làm bạn, em thường xuyên chơi game với bạn bè nước ngoài, ngoài giải trí, em học thêm được khá nhiều vốn từ tiếng Anh từ những bạn bè, game thủ quốc tế”, Đức Bình chia sẻ. Không thể phủ nhận vai trò của Internet đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp trẻ có cơ hội học tập, giải trí và tăng cường tương tác xã hội trên môi trường Internet.
Trẻ em tiếp cận sớm với Internet là điều “lợi bất cập hại”. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường mạng cũng là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với trẻ. “Trong số những người bạn đó có nhiều người lớn tuổi hơn, hay nói những từ ngữ rất kém văn minh, thậm chí có những người còn thường xuyên mời click vào những đường link lạ, do đã được cảnh báo nên em không click”, Đức Bình cho biết.
Còn với Phương Chi, học sinh lớp 9 một trường trung học cơ sở tại quận Hoàng Mai, từ khi kết thúc năm học đến nay, em vẫn hàng ngày miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào cấp 3 bằng các ứng dụng trên máy tính như gọi video nhờ thầy cô, bạn bè hướng dẫn làm những bài tập khó. Thêm vào đó, em cũng thường xuyên truy cập vào Internet để tìm hiểu thêm thông tin. Không ít lần trong khi truy cập Internet, em bị kẻ lạ chen vào rồi gửi các hình ảnh khiêu dâm, kích động bạo lực…
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều học sinh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông đã, đang sử dụng Internet chia sẻ về ưu, nhược điểm của Internet. Thực tế hiện nay cho thấy, môi trường trên Internet, mạng xã hội thực sự đáng lo ngại bởi những thông tin độc hại, khó kiểm soát đối với học sinh. Các em đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn để tự mình hiểu biết, vượt qua những giới hạn của “tốt - xấu” mà vẫn tiếp thu được những kiến thức hữu ích cho quá trình phát triển của bản thân.
Hệ lụy khôn lường
Hiện tượng trẻ em bị kẻ xấu tấn công trên không gian mạng đã từng được các cơ quan an ninh cảnh báo, tuy nhiên thời gian gần đây, hiện tượng này đang quay trở lại. Hiện có nhiều bậc cha mẹ tạo riêng tài khoản mạng xã hội cho con em mình và thậm chí còn cho chúng thoải mái sử dụng máy tính, điện thoại để tham gia thế giới ảo mà không hề có một sự theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nào. Chính điều đó đã khiến trẻ em đang ngày càng trở thành đối tượng dễ bị “tấn công” nhất trên không gian mạng.
Có thể lấy ví dụ cụ thể từ hệ lụy của các clip trên Tiktok - kênh thông tin hiện được rất nhiều bạn trẻ sử dụng. Chị Nguyễn Thị Mùi, giáo viên cấp 2 của một trường ở quận Hai Bà Trưng, chia sẻ: Gần đây, chị thấy con trai mình (đang học lớp 7) có nhiều biểu hiện bất thường, lúc nào cũng thèm sử dụng điện thoại di động của bố, mẹ, ông bà. Đồng thời thường hay chat với nhóm bạn qua Facebook lén lút.
Để tìm hiểu, trong một lần lũ trẻ nhà mình cùng các bạn hàng xóm đang túm 5 tụm 3 vào chiếc điện thoại, chị Mùi giật mình phát hiện các con, cháu đang mở nhiều kênh Tiktok với những hình ảnh phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi. Chị Mùi cho biết: Là giáo viên nên tôi biết chắc những hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội nói chung hay kênh Tiktok nói riêng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự phát triển của trẻ. Thậm chí, có thể khiến các em bị trầm cảm hay kích động, có thể dẫn đến hành vi lệch lạc, phạm pháp…
Bản thân người viết cũng đã từng xem qua một số nội dung trong các clip trên Tiktok, kênh thông tin có tên Timmy TV thu hút trẻ em với những nội dung ghê rợn như: Timmy kể chuyện ma, nhân vật hoạt hình nhảy từ tầng cao xuống vỡ đầu… Thực sự đó là nỗi lo của phụ huynh về sự sa ngã của giới trẻ.
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng Tiktok như trò tiêu khiển mà các em còn coi chúng như một diễn đàn chia sẻ. Một ví dụ điển hình, ngày 20/5/2021, trên Tiktok phát clip “Timmy TV bị Cục Trẻ em đề nghị xử lý” do đăng tải các thông tin rùng rợn, phản cảm. Tuy nhiên, trongphần bình luận của clip này, đa phần đều là nick của trẻ em với hơn 5.000 bình luận bênh vực Timmy TV. Tìm hiểu thêm, cũng trên Tiktok còn có các clip hùa theo trào lưu quay lén do chính trẻ trong độ tuổi đang học lớp 3, lớp 4 bắt chước nhau để tung lên mạng.
Ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty Bảo mật NTS, cho rằng, hiện nay rất nhiều phụ huynh đang “thả cửa” cho con em chơi hè bằng cách giao cho máy tính xách tay và máy tính bảng để con khỏi nghịch, dễ quản lý. Cha mẹ cần phải quy định thời gian dùng Internet trong ngày của con. Hướng con làm việc nhà hoặc đọc những cuốn sách bổ ích. Phụ huynh nên cùng truy cập Internet với con, giám sát chặt chẽ nội dung con đang xem để tránh các nội dung nhạy cảm. Các phương tiện truyền thông miễn phí hiện nay có bộ lọc rất kém nên trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nội dung không phù hợp. |
Hệ lụy nguy hiểm của nghiện mạng xã hội, nghiện Tiktok là nhiều trẻ em bị những kẻ xấu lợi dụng để xâm hại. Vụ việc điển hình là tháng 4 vừa qua, tại thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) có trường hợp bé gái đang học lớp 5 bị một đối tượng nữ giả danh công an nhắn tin dụ dỗ quay clip nhạy cảm để nhận trà sữa miễn phí. Rất may, phụ huynh bé gái đã kịp thời phát hiện và thông báo với nhà trường nơi cháu đang theo học cùng cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý...
Qua tìm hiểu, chỉ trong tháng 4/2021, Trung tâm Tư vấn và dịch vụ truyền thông Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tiếp nhận 28.207 cuộc gọi đến, tăng 7.258 cuộc so với tháng 3/2021, trong đó có hàng nghìn cuộc gọi liên quan đến xâm hại trẻ em; phụ huynh bày tỏ lo lắng về biểu hiện nghiện Tiktok, mạng xã hội của con trẻ...
Tuy chưa có số liệu cụ thể về số trẻ bị xâm hại qua môi trường mạng, nhưng từ nội dung các cuộc gọi đến cho thấy, nguyên nhân chính là nhiều trẻ chưa được gia đình quan tâm đúng mức; các em chưa được trang bị kiến thức về việc sử dụng internet, mạng xã hội an toàn.
Cần sự quan tâm hơn nữa của phụ huynh
Một số chuyên gia tâm lý cho rằng không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn khi sử dụng Internet vẫn có nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên, so với người lớn, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương hơn, hệ lụy để lại cũng nặng nề hơn. Khi thông tin đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như: Tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng, sức khỏe, hình ảnh cá nhân, thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ, số điện thoại, địa chỉ trường, lớp, kết quả học tập, mối quan hệ bạn bè của trẻ… bị lộ, trẻ rất dễ bị xâm hại, lôi kéo, lợi dụng.
Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, ngày nay trẻ em phải đối mặt với bốn nguy cơ, đó là: Xâm hại thân thể - xâm hại tình dục; bạo lực học đường; tự xâm hại chính thân thể của mình; và sự xâm hại tư tưởng đến từ mạng xã hội. Thế nhưng, các nhân tố gây mất an toàn cho trẻ ngày càng nâng cấp liên tục, trong khi đó, trẻ chưa có khả năng nhận thức về sự biến hóa khôn lường của các yếu tố gây nguy hiểm cho bản thân.
Thạc sĩ Trang Nhung cho rằng điều quan trọng là cha mẹ cần dạy trẻ biết cách thiết lập cho bản thân các em giới hạn cũng như hình thành “tường lửa thế giới quan” xuyên suốt từ lúc bé cho đến khi trưởng thành. Việc hướng dẫn con trẻ thiết lập ranh giới cá nhân là điều cha mẹ nên làm. “Không chỉ cho trẻ thấy thế giới này chỉ toàn màu hồng hay màu xanh, hãy tập cho trẻ nhìn sự việc bằng đúng màu của từng sự việc, từ đó tư duy đa chiều sẽ hình thành”, bà Nhung nói.
Còn ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty Bảo mật NTS, cho rằng, hiện nay rất nhiều phụ huynh đang “thả cửa” cho con em chơi hè bằng cách giao cho máy tính xách tay và máy tính bảng để con khỏi nghịch, dễ quản lý. “Cha mẹ cần phải quy định thời gian dùng Internet trong ngày của con. Hướng con làm việc nhà hoặc đọc những cuốn sách bổ ích.
Phụ huynh nên cùng truy cập Internet với con, giám sát chặt chẽ nội dung con đang xem để tránh các nội dung nhạy cảm. Các phương tiện truyền thông miễn phí hiện nay có bộ lọc rất kém nên trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nội dung không phù hợp”, ông Vũ cho biết…
Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đã có rất nhiều giải pháp được đề ra như hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em; các ngành chức năng, các doanh nghiệp cần ngăn chặn những thông tin xấu trên mạng có nguy cơ xâm hại trẻ em, tạo môi trường an toàn trên mạng cho trẻ; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng… Tuy nhiên, gia đình là yếu tố quan trọng nhất góp phần bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng.
Phụ huynh cần tìm hiểu tâm lý của trẻ để góp ý, định hướng cho trẻ; chịu khó lắng nghe, chia sẻ với những mong muốn của trẻ; dành thời gian để gắn kết các thành viên trong gia đình; sử dụng thêm công cụ giám sát để đưa ra các biện pháp hợp lý với trẻ. Bên cạnh đó, các phụ huynh tuyệt đối không cấm đoán trẻ mà thay vào đó hãy đề ra những nguyên tắc dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa cha mẹ và trẻ về việc sử dụng Internet như thế nào là an toàn và hợp lý.
Đặc biệt, khi đã đạt được thỏa thuận, cha mẹ phải là người làm gương, bỏ điện thoại xuống khi không thật cần thiết để chơi với trẻ, đồng hành và hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng Internet một cách thông minh để trẻ tự bảo vệ mình trên môi trường mạng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29