TP.HCM: Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán 2023
Nhức nhối hàng giả, nhái trên không gian thương mại điện tử Không để hàng giả, hàng lậu lộng hành TP.HCM: Khai mạc “Siêu thị mini Tết 0 đồng” chăm lo cho người nghèo đón Tết |
Theo đó, để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất, nhất là trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán 2023, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ngành, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo 389 Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện đúng trách nhiệm và quan hệ phối hợp theo quy định của pháp luật trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa tại CHKQT Tân Sơn Nhất, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, tránh chồng chéo.
Quá trình tổ chức triển khai không làm ảnh hưởng hoặc cản trở hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa bình thường; nói không với tiêu cực, không bao che, tiếp tay, bảo kê cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Về nhiệm vụ cụ thể, UBND TP.HCM giao Cục Quản lý thị trường Thành phố triển khai các phương án đấu tranh, ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hoá gian lận nguồn gốc xuất xứ. Công an Thành phố xác lập chuyên án nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua CHKQT Tân Sơn Nhất; phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng các nước có đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam để trao đổi, chia sẻ thông tin và tổ chức phối hợp phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua CHKQT Tân Sơn Nhất.
Cục Hải quan Thành phố thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong khu vực kiểm soát hải quan tại các tuyến, địa bàn trọng điểm; Cục Thuế Thành phố tăng cường công tác quản lý thuế và chống thất thu thuế; Sở Giao thông vận tải phối hợp các đơn vị liên quan giám sát, kiểm tra các hoạt động vận chuyển hành khách, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kịp thời thông báo khi có thông tin về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua cảng.
TP.HCM tăng cường các giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả và ổn định giá, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2023. |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Thành phố đôn đốc, hỗ trợ các sở, ngành, lực lượng chức năng trong việc thực hiện kế hoạch; tham mưu, đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Thành phố chỉ đạo xử lý những vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế phức tạp, nghiêm trọng.
Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) có kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023 nhằm chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.
Đồng thời tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển đường hàng không các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu vào nội địa; kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán qua mạng... kịp thời phát hiện các hành vi lợi dụng để kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ....
Tập trung vào hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa có thuế suất cao, hàng cấm, hàng giả, hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như pháo nổ, thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, kim khí quý, ngoại tệ, hàng điện tử, điện thoại, thời trang cao cấp, thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, hoa quả, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cầm...
Đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả hàng hóa Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM: Trong tháng 12/2022 tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường Thành phố đạt khoảng 350.000 tấn, tăng 3,2% so với tháng 11/2022. Đáng chú ý, lượng hàng về chợ đầu mối Hóc Môn đạt hơn 51.000 tấn rau củ quả, chợ đầu mối Thủ Đức đạt hơn 67.000 tấn rau củ quả và chợ đầu mối Bình Điền đạt hơn 56.000 tấn rau củ quả, trái cây, thủy hải sản. Về giá cả, trong tháng 12/2022, đa số giá các mặt hàng thiết yếu tại chợ truyền thống có biến động (tăng, giảm) nhẹ hoặc tương đương so với tháng 11/2022. Một số mặt hàng tăng nhẹ như thịt gia súc, gia cầm (tăng từ 1% - 5%), hàng thủy hải sản (tăng từ 1% - 05%), rau, củ (tăng từ 3% - 10%), hàng lương thực, thực phẩm (tăng từ 3% - 10%)… Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố dịp Tết Nguyên đán, Thành phố đã chỉ đạo với các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung nguồn hàng, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực, đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời, đầy đủ để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.
Hiện nay hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố có 232 chợ truyền thống, 3 chợ đầu mối, 240 siêu thị (108 siêu thị tổng hợp có kinh doanh thực phẩm và 132 siêu thị chuyên doanh), 47 trung tâm thương mại và hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi. Các hệ thống phân phối vẫn duy trì, đảm bảo khả năng cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn, nhất là cao điểm Tết Nguyên đán 2023.
Trước đó Bộ Tài chính có Chỉ thị 03/CT-BTC, yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết; tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; qua đó tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Các cơ quan, tổ chức trung ương thuộc Bộ Tài chính đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07