TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số vốn bồi thường giải phóng mặt bằng đã chi trả đến người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt hơn 15.647 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 59,14%).
TP.HCM giải ngân vốn vay ODA chậm TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 Đồng Nai: Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM, số vốn bồi thường được giao trong năm 2023 là hơn 20.789 tỷ đồng, số vốn của kế hoạch năm 2022 thực hiện tiếp tục trong năm 2023 là 5.668 tỷ đồng. Đến nay số tiền còn lại trong kế hoạch vốn năm 2022 là hơn 1.328 tỷ đồng. Phần lớn số tiền này đang gửi Kho Bạc Nhà nước do các vướng mắc liên quan đến một số trường hợp như phân chia di sản thừa kế, tòa án các cấp đang thụ lý giải quyết, phần vốn còn ở một số địa phương không hấp thụ được đang làm thủ tục trả về ngân sách...

TP.HCM: Giải ngân hơn 15.600 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thi công dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

Như vậy, tổng số vốn bồi thường đang thực hiện theo dõi việc giải ngân (chi trả đến người dân) trong năm 2023 là hơn 26.457 tỷ đồng; đến nay các địa phương đã giải ngân được hơn 15.647 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,14%. Số tiền cần tiếp tục thực hiện giải ngân là 10.811 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40,86%) để đảm bảo mục tiêu giải ngân trong năm 2023.

Theo đại diện Sở TNMT TP.HCM: Để đạt được tỷ lệ giải ngân theo mục tiêu của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đề ra trong năm 2023 (đạt 95%), trong 30 ngày còn lại (tháng 12/2023), Thành phố cần tăng cường nhiều giải pháp, sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ của các sở - ngành, UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực các địa phương... cũng như việc huy động mọi nguồn lực thực hiện, cùng tháo gỡ các vướng mắc, củng cố hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiếp tục giải ngân phần vốn ghi còn lại.

Tính đến ngày 30/11/2023 có 5 địa phương giải ngân phần vốn bồi thường đạt tỷ lệ trên 90% gồm các quận: 8, 10, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, riêng quận 7 đạt trên 80%. Có 9 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ 50% đến 80% gồm các quận: 4, 11, Bình Thạnh, Bình Tân, Gò Vấp và các huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn.

Có 4 địa phương còn lại tiến độ giải ngân phần vốn bồi thường chỉ đạt tỷ lệ dưới 50%, gồm các quận: 6, Tân Phú, thành phố Thủ Đức, huyện Cần Giờ. Đáng chú ý có 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp dưới 30% gồm quận 6 (14,27%) và quận Tân Phú (22,97%); 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt 0% gồm quận 3 (423 tỷ đồng/1 dự án), quận 5 (587 tỷ đồng/3 dự án).

Về tình hình giải ngân các dự án trọng điểm, riêng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 được giao vốn năm 2023 là 14.751 tỷ đồng, đã chi tiền cho 1.354/1.679 hộ với tổng số tiền hơn 7.200 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 48,81%). Dự án đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn hóa) đã chi tiền được 358/425 hộ với số tiền 1.082/1.546 tỷ đồng (đạt 69,98%). Dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã chi tiền được 38/46 hộ với số tiền là 138/153 tỷ đồng (đạt 88,63%).

Đại diện Sở TNMT TP.HCM cho biết thêm, hiện nay đơn vị này đang tăng cường các giải pháp cùng với UBND các địa phương tháo gỡ vướng mắc để cải thiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trên địa bàn quận 3.

Sở TNMT sẽ đôn đốc UBND các địa phương, các chủ đầu tư dự án khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý, chứng từ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tăng cường giải ngân vốn bồi thường từ Kho bạc chuyển về. Trong đó, huyện Bình Chánh tiếp tục giải ngân 104 tỷ đồng, huyện Nhà Bè giải ngân 67 tỷ đồng, quận 7 tiếp tục giải ngân 23,354 tỷ đồng và quận Tân Bình nhận 93,64 tỷ đồng.

Đối với UBND thành phố Thủ Đức, Sở TNMT kiến nghị cần tăng cường rà soát, thực hiện tiếp tục phê duyệt chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án còn lại có khả năng giải ngân số tiền tạm ứng. Cụ thể là đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lò Lu đến Nguyễn Duy Trinh (190 tỷ đồng); dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai - đoạn ngã 3 đường Lã Xuân Oai đến đường D2 Khu Công Nghệ cao (281 tỷ đồng); dự án đường kết nối từ đường Long Phước vào trường Đại học Luật TP.HCM (42 tỷ đồng); dự án hệ thống thoát nước đường số 8, Phước Bình (7,2 tỷ đồng), dự án mở rộng đường Tăng Nhơn Phú (42 tỷ đồng).

Ngoài ra Sở TNMT cũng kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao UBND địa phương, đặc biệt là các huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi rà soát quỹ đất trên địa bàn để đề xuất dự án xây dựng khu tái định cư; trong đó về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp áp dụng theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM.

Giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến giải ngân đầu tư công

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 6/12/2023, TP.HCM đã giải ngân 35.157 tỷ đồng, đạt 51,2% kế hoạch. Một trong nhiều nguyên nhân khiến kết quả giải ngân đầu tư công đạt thấp là do vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, việc phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư của các cơ quan, sở, ngành, chủ đầu tư. Tại TP.HCM có nhiều dự án chưa được tính toán kỹ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dẫn đến số vốn còn dư lại lên tới 5.449 tỷ đồng.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, UBND TP.HCM xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban ngành Thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức, chủ đầu tư dự án; sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chỉ đạo, điều hành đối với từng tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động