TP.HCM: Cần giải pháp đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến nay đạt kết quả rất thấp so với mục tiêu đề ra.
Hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Công ty Alibaba Công an TP.HCM thông tin vụ bé trai nghi bị bạo hành, ép dùng ma tuý TP.HCM xuất hiện thêm chiêu trò lừa đảo mới "ba con bị tai nạn"

Ngày 28/3, Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo "Đột phá phát triển nhà ở xã hội" với sự tham gia của lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan chuyên môn; lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương, Đồng Nai cùng nhiều chuyên gia đô thị, pháp luật, kinh tế, doanh nghiệp bất động sản.

Dẫn chứng số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2022 tại hội thảo cho thấy nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân ở khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 2,6 triệu căn hộ. Trong đó, từ năm 2021-2025 là khoảng 1,3 triệu căn.

Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến nay đạt kết quả rất thấp so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, hiện mới đạt 5,2/12,5 triệu m2, tương đương khoảng 41,6% của "Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011.

Dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vẫn gặp không ít khó khăn; đặc biệt nhiều doanh nghiệp có tâm huyết thực hiện dự án nhà ở xã hội nhưng gặp trở ngại về thủ tục, chính sách, nguồn vốn, quỹ đất...

TP.HCM: Cần giải pháp đột phá để phát triển nhà ở xã hội
Anh Nguyễn Trọng Nhân nêu khó khăn của công nhân tại hội thảo.

Có mặt tại hội thảo, anh Nguyễn Trọng Nhân, văn phòng KCN Đông Nam (Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ, anh rời quê vào TP.HCM lập nghiệp đã 22 năm, mức lương hiện nay là khoảng 10 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, anh Nhân cho biết chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, việc mua một căn hộ để sinh sống là điều xa xỉ, khó với tới.

"Việc mua nhà ở xã hội ở đô thị lớn thật khó khăn. Tiền lương làm ra không theo kịp với mức sống hiện tại, đặc biệt hiện tại giá nhà ở cao hơn so với trước. Gần đây tôi có tìm hiểu để mua nhà nhưng thấy ngày càng khó", anh Nhân bộc bạch.

Chị Lê Thị Hằng, Công nhân Công ty CCHTop- KCX Tân Thuận (quận 7, TP.HCM), mong muốn được tiếp cận nhà ở xã hội nhanh nhất. Hiện nay, mức lương của tôi 8 triệu đồng/tháng, không tăng ca, giá cả leo thang, cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội ngày càng khó.

Nhà ở xã hội gắn liền với người lao động nhưng điều kiện ngày càng xa xôi. Tôi mong nguồn vay dễ tiếp cận, lãi suất rẻ hơn, thời gian trả kéo dài hơn. Công nhân mong muốn có được một căn nhà ở xã hội để an cư, lạc nghiệp và giảm nghèo cho TP.HCM.

Ông Phạm Đăng Hồ, Trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng TP.HCM, cho hay dự án 260 căn nhà ở xã hội được đưa vào vận hành tại thành phố Thủ Đức năm 2021 là dự án đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.

Theo ông Phạm Đăng Hồ, có nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội tại thành phố, trong đó lĩnh vực này chịu tác động của 6 đạo luật. Trong khi đó, chính sách thì có nhưng các thông tư, hướng dẫn chi tiết nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển dự án nhà ở xã hội.

TP.HCM: Cần giải pháp đột phá để phát triển nhà ở xã hội
Toàn cảnh hội thảo.

Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho hay trên cơ sở rà soát các vướng mắc, thành phố đã hệ thống lại và ban hành quy trình thủ tục làm dự án nhà ở xã hội để rõ ràng các bước ở các cơ quan để thành phố kiểm soát tiến độ, nhà đầu tư biết lộ trình, quy chế phối hợp giữa các sở ban ngành. Thành phố cũng công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, góp phần vào việc thực hiện đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp mà Bộ Xây dựng đang trình Chính phủ.

Ông Lê Văn Nghĩa, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho hay trong quá trình triển khai các thiết chế công đoàn kết hợp với phát triển nhà ở cho công nhân gặp nhiều vướng mắc. Tổng liên đoàn đứng ra làm các thiết chế văn hóa để có nơi cho người lao động có khu vui chơi, thể dục thể thao và kết hợp với nhà đầu tư làm dự án nhà ở thì sẽ đồng bộ, giúp công nhân ổn định chỗ ở và nâng cao đời sống.

Tuy nhiên, thực tế khi doanh nghiệp vào thì muốn xây nhà cao 15-20 tầng, cao hơn quy hoạch trước đó, dẫn đến điều chỉnh quy hoạch, thời gian rất lâu vì liên quan nhiều quy hoạch. Trong khi đó, chưa điều chỉnh quy hoạch thì chưa được chấp thuận đầu tư. Vì vậy, ông Lê Văn Nghĩa cho rằng quy hoạch phải tổng thể phải rộng ra, nhiều nơi quy hoạch nhà ở xã hội 5 tầng thì không đảm bảo thu hút dầu tư.

Là một doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành đã chia sẻ nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Vướng đầu tiên là câu chuyện điều chỉnh quy hoạch, mất rất nhiều thời gian ở khâu này. Nói về câu chuyện chính doanh nghiệp mình, ông Nghĩa nói phải mất 4 năm để xin điều chỉnh từ 12 tầng lên 14 tầng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dự án của công ty ông đã được tháo gỡ, tiến độ được đẩy nhanh khi được các sở, ngành thành phố vào cuộc. Một vấn đề khác cũng được ông Nghĩa nêu ra là khâu chấp thuận đầu tư, xin ý kiến các sở ngành rất lâu, có khi 6 tháng không thấy trả lời.

Từ đó, ông Nghĩa cho rằng cần đột phát ở những điều này, cũng như đột phá con người. "Nhiều khi lãnh đạo TP.HCM, sở, ngành rất quyết tâm nhưng lại chậm ở các chuyên viên - những người trực tiếp xử lý hồ sở của doanh nghiệp", ông Nghĩa nói.

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chia sẻ một số nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng phát triển nhà ở xã hội. Đó là cơ chế chính sách; quỹ đất; nguồn vốn; trình tự thủ tục đầu tư; nguyên tắc xác định giá bán, xác định đối tượng mua, thuê mua và vấn đề thanh tra, kiểm tra.

Theo ông, những nội dung này đã được Bộ Xây dựng tổng kết đánh giá và điều chỉnh trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2023.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo EVN HANOI, ngày 6/6 sẽ tạm ngừng cấp điện tại nhiều khu vực ở một số quận, huyện, thị xã ở Thủ đô Hà Nội, trong đó có các quận/huyện: Đống Đa, Gia Lâm, Cầu Giấy, Long Biên, Hà Đông...
Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

(LĐTĐ) Một ô tô tải chở đá đã va chạm với xe bán tải đi cùng chiều và tiếp tục đâm vào xe máy khiến 3 nạn nhân trong một gia đình tử vong tại chỗ.
Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

(LĐTĐ) Lần đầu lọt Top 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc Top 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.
LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình chị Đỗ Thị Hải tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Trước đó, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 1 hội viên Hội Cựu chiến binh tại xã Liên Hà.
Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

(LĐTĐ) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè huyện Mê Linh chính thức bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8/2023 với phương châm "An toàn, hiệu quả, sáng tạo, tập trung, bền vững".
Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XV nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam (15/5/2008 - 15/5/2023).

Tin khác

“Đòn bẩy” nào cho thị trường bất động sản?

“Đòn bẩy” nào cho thị trường bất động sản?

(LĐTĐ) Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thời gian vừa qua, Thủ tướng, Chính phủ liên tục có các chỉ đạo về phát triển thị trường bất động sản.
TP.HCM: Xây dựng đề án tổ chức đấu giá trực tuyến

TP.HCM: Xây dựng đề án tổ chức đấu giá trực tuyến

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường tính minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và hiệu quả, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa phê duyệt đề án triển khai hình thức đấu giá trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tập trung triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Tập trung triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi được cho là sẽ góp phần giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp, tuy vậy sau gần 2 tháng, gói tín dụng này vẫn chưa thể triển khai với nhiều lý do khác nhau.
Dấu hiệu hồi phục thị trường bất động sản

Dấu hiệu hồi phục thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Sau làn sóng chung cư, nhà riêng chính là phân khúc có sự tăng giá và đây được cho là làn sóng mới trong những tháng đầu năm 2023 của thị trường bất động sản Hà Nội.
Những đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Những đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa ban hành Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Bàn giải pháp vực dậy thị trường bất động sản

Bàn giải pháp vực dậy thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - Thúc đẩy tăng trưởng” do báo Đầu tư tổ chức sáng nay (19/4), vướng mắc lớn nhất mà đại diện các doanh nghiệp bất động sản “kêu” chính là thủ tục pháp lý.
TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai

TP.HCM cần cơ chế đột phá trong khai thác, sử dụng đất đai

(LĐTĐ) Tại hội thảo "Cơ chế chuyển dịch đất đai và chính sách pháp lý đột phá cho TP.HCM" diễn ra ngày 7/4, nhiều ý kiến cho rằng thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần cơ chế đột phá trong khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai.
Đối tượng nào được mua, thuê nhà ở xã hội?

Đối tượng nào được mua, thuê nhà ở xã hội?

(LĐTĐ) Xây dựng nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân tại các khu công nghiệp là một nhu cầu cấp bách. Và điều quan trọng, cần quy định rõ ràng đối tượng nào được mua, thuê nhà ở xã hội...
TP.HCM: Cần giải pháp đột phá để phát triển nhà ở xã hội

TP.HCM: Cần giải pháp đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến nay đạt kết quả rất thấp so với mục tiêu đề ra.
Van Phuc Mansion phiên bản giới hạn cho giới thành đạt

Van Phuc Mansion phiên bản giới hạn cho giới thành đạt

(LĐTĐ) Van Phuc Mansion thu hút khách hàng nhờ kiến trúc sang trọng, không gian sống cao cấp và sự hữu hạn khi chỉ có 27 ngôi dinh thự.
Xem thêm
Phiên bản di động